Sunday, June 26, 2011

Chia sẻ

Ngày nhỏ, trước ngày Rước Lễ lần đầu, tôi được nghe kể một câu chuyện về một người đàn ông đã tìm nhiều cách để có thể hiểu được tại sao Chúa Giêsu lại có thể là chính những tấm bánh nhỏ sau khi vị linh mục đọc lời truyền phép.
Trong trí hiểu của một đứa trẻ, tôi cũng có thắc mắc như người đàn ông trong câu chuyện và tôi nghĩ các bạn tôi cũng vậy. Những tấm bánh nhỏ kia là chính Chúa Giêsu đó sao? Tôi rước những tấm bánh là rước chính Chúa Giêsu vào lòng? Làm sao cùng một lúc Chúa Giêsu có thể là tấm bánh tôi rước và tấm bánh những người bạn của tôi rước hay rất nhiều người lên rước lễ đều là rước chính Chúa Giêsu?... Tin vào Bí tích, tin vào những gì được dạy. Vâng, tôi đã tin rằng tôi sẽ rước Chúa Giêsu vào lòng tôi. Thế nhưng, suy nghĩ của một đứa trẻ trong tôi cũng luôn có những câu hỏi "tại sao?" và tôi đã tìm được lời giải đáp khi nghe vị linh mục trong câu chuyện trả lời thắc mắc của người đàn ông:
- Vị linh mục: Anh thắc mắc sau khi vị chủ tế truyền phép, từ một tấm bánh đã trở nên chính Mình Máu Thánh Đức Giêsu, được bẻ ra và mọi người đều được Đức Giêsu ngự vào lòng?
- Người đàn ông: Vâng. Làm sao có thể hiểu được?
Vị linh mục đưa người đàn ông một chiếc gương và nói:
- Anh hãy nhìn vào chiếc gương đi và cho tôi biết anh thấy gì?
Người đàn ông nhìn vào chiếc gương và trả lời:
- Tôi thấy gương mặt của tôi.
Vị linh mục cầm lại chiếc gương và đột nhiên ném mạnh xuống đất, chiếc gương vỡ vụn thành nhiều mảnh trước sự sững sờ của người đàn ông. Ông ta chưa hiểu tại sao vị linh mục lại có hành động như thế. Vị linh mục nhặt một mảnh gương nhỏ lên và đưa cho người đàn ông.
- Anh hãy nhìn vào mảnh gương này đi và cho tôi biết anh thấy gì.
- Tôi thấy gương mặt của tôi trong mảnh gương.
- Thế còn mảnh gương này thì sao?
- Tôi cũng thấy gương mặt của tôi trong đó.
Cứ thế, hết mảnh này đến mảnh khác, vị linh mục chỉ hỏi "Anh thấy gì trong mảnh gương?" và rồi người đàn ông dần dần nhận ra: Chiếc gương nguyên vẹn phản chiếu hình ảnh của ông ta, những mảnh gương vỡ vụn cũng có thể phản chiếu hình ảnh của ông ta. Lòng ông ngập tràn vui sướng khi nghe vị linh mục nói với ông:
- Anh đã hiểu rồi đó. Như chiếc gương bể thành nhiều mảnh, một tấm bánh được bẻ ra và được trao ban. Chính Đức Giêsu Kitô là tấm bánh đã được bẻ ra và trao ban cho tất cả mọi người. Khi đón nhận Đức Kitô vào lòng, anh sẽ được hiệp nhất với Người, trở nên giống Người. Anh cũng có thể "bẻ" chính mình ra, chia sẻ với mọi người xung quanh...
Hôm này mừng lễ Kính Mình Máu Thánh Chúa, tôi cảm nhận một từ: chia sẻ. Chúa Giêsu đã "bẻ" mình ra, Người đã chia sẻ chính Người để tất cả con người đều được cứu độ, được sống trong niềm vui làm con Thiên Chúa. Để trở nên giống Chúa, tôi có thể chia sẻ với mọi người như thế nào? Có rất nhiều điều trong cuộc sống tôi có thể chia sẻ với mọi người xung quanh, không cần phải là những điều lớn lao nhưng là những điều rất bình thường mà nhiều khi tôi không nghĩ đến: một nụ cười, một câu hỏi thăm, một lời động viên, một hành động như lấy giúp bạn một ly nước hay cất đồ giúp bạn khi trời mưa.v.v... Khi tôi nghĩ đến lợi ích, niềm vui của người khác là tôi đã chia sẻ rồi, tôi đã "bẻ" chính mình để đến với mọi người.
Những cảm nghiệm trên sẽ chỉ là cảm nghiệm và chúng nằm yên trong tâm trí tôi nếu tôi không đưa vào thực hành trong cuộc sống. Chắc chắn rằng sẽ không dễ dàng cho tôi khi tôi chọn lựa chịu thua thiệt, phải từ bỏ chính mình, đặt lợi ích của người khác lên trên lợi ích của chính mình.
Mẹ Maria năm xưa khi nghe tin người chị họ Elizabeth đang mang thai, Mẹ đã không đắn đo suy tính mà lên đường ngay để giúp người chị họ đang mang thai trong lúc tuổi già. Mẹ không nghĩ đến sự mệt mỏi của mình nhưng chỉ nghĩ đến niềm vui được chia sẻ với người chị họ và giúp đỡ chị họ trong những ngày khó khăn. Niềm vui được nhân lên nhiều hơn khi Mẹ đem chính Con Thiên Chúa đến để chia sẻ...
Nhìn vào tấm gương của Mẹ Maria, tôi sẽ có sự động viên để thực hiện và tôi chúc bạn cũng sẽ thực hiện được những điều tốt đẹp trong cuộc sống khi bạn đem Chúa đến để chia sẻ...
Bluefish



Saturday, June 18, 2011

Mạc khải mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi

 Tìm hiểu về Thiên Chúa Ba Ngôi luôn là câu hỏi lớn cho nhân loại. Con người không thể nói hết về Thiên Chúa Ba Ngôi vì đó mà một mầu nhiệm. Mầu nhiệm này được khai mở một cách rõ nét hơn qua kinh nghiệm đời sống tại thế, qua lời và hành động của Đức Giêsu nhờ ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần. Mạc khải tình yêu cho nhân loại đã được Thiên Chúa chuẩn bị qua dòng lịch sử dân It-ra-en được ghi chép lại trong Kinh Thánh dưới sự linh hướng của Chúa Thánh Thần.
Giáo lý về Thiên Chúa Ba Ngôi thường được diễn đạt: “Một Thiên Chúa, ba Ngôi vị”. Trong niềm tin Kitô giáo, Thiên Chúa Ba Ngôi được khẳng định trong Kinh Tin Kính. Thiên Chúa Ba Ngôi thường được liên tưởng đến hình ảnh của một tam giác đều hay một vòng tròn của một điệu nhảy luôn thay đổi vị trí cho nhau nhưng không tách rời nhau…  
1.      Các khái niệm:
Mầu nhiệm (mysterion – Hy Lạp): điều bí mật, một bí ẩn của Thiên Chúa mà trí khôn loài người không thể hiểu được trừ khi được mạc khải.
Thiên Chúa Ba Ngôi: Theo giáo lý hỏi thưa đơn giản được học từ nhỏ.
Hỏi: Có mấy đức Chúa Trời?
Thưa: Có một Đức Chúa Trời mà thôi.
Hỏi: Đức Chúa Trời có mấy Ngôi?
Thưa: Đức Chúa Trời có Ba Ngôi: Ngôi thứ nhất là Cha, Ngôi thứ hai là Con, Ngôi thứ ba là Thánh Thần.
Định nghĩa về Thiên Chúa Ba Ngôi, không ai có thể định nghĩa, nói hết được về Thiên Chúa Ba Ngôi. Đó là một mầu nhiệm mà con người có những hạn chế về ngôn ngữ, về suy tư… không thể diễn giải hết được. “Đây nhiệm tích vô cùng cao quý, nào chúng ta phục bái tôn thờ, và dấu tích ngàn xưa lưu kí, phải kính nhường nghi lễ mới đây. Ta hãy lấy đức tin bù lại, nếu giác quan không cảm thấy gì.” (Đây Nhiệm Tích – Kim Long). Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi bao trùm toàn bộ đời sống đức tin của người Kitô hữu, là trọng tâm niềm tin của Kitô giáo. Thiên Chúa Ba Ngôi được mạc khải qua Chúa Giêsu về Thiên Chúa là Cha, nhờ sự hiệp thông của Chúa Thánh Thần.
Mạc khải là gì? Theo ấn bản điện tử Giáo lý Công giáo của Giáo phận Vĩnh Long, mạc khải là việc Thiên Chúa tỏ bày cho con người biết Thiên Chúa là ai và Người muốn gì. Nhờ đó con người có thể đến với Thiên Chúa và hiệp thông với Người.
Mục đích của mạc khải là để gặp gỡ. Thiên Chúa muốn làm bạn với con người. Thiên Chúa muốn đến với con người, gặp gỡ con người. Con người là đối tượng tình yêu của Thiên Chúa. Vì yêu, Thiên Chúa đã nâng con người lên ngang hàng với Người, thánh hóa con người được trở nên giống hình ảnh của Người và mạc khải cho con người biết về Người qua Đức Giêsu Kitô. http://catholicvideo.org/Media/mackhai-pdf.pdf
2.      Mạc khải Kitô giáo: Trong giáo lý Kitô giáo, mạc khải là chân lý đức tin, là Lời của Thiên Chúa duy nhất – Thiên Chúa Ba Ngôi – Cha, Con và Thánh Thần - nói với nhân loại hữu hình qua vũ trụ, qua lịch sử cứu độ được ghi chép trong Kinh Thánh, qua Đức Giêsu Kitô – Đấng trung gian giữa Thiên Chúa và con người bằng những lời rao giảng và hoàn tất công trình cứu độ nhân loại.
Qua vũ trụ và các tạo vật: Ngày nay, con người vẫn luôn cố gắng tìm hiểu những điều bí mật về nguồn gốc của vũ trụ, về sự xuất hiện của con người từ vượn người tối cổ. Quay ngược dòng thời gian, biết bao nhà khao học đã tốn bao công sức để chứng minh, để tìm hiểu… đi đến tận cùng của thời điểm xa xưa nhất của vũ trụ, nhưng vẫn không thể chứng minh được trước những sự chuyển biến, sự hình thành, trong vũ trụ đã có những gì? Với những giới hạn của mình, con người không thể hiểu hết được những cái bao la vô cùng của vũ trụ. 
Trong niềm tin Kitô giáo, theo Thánh Kinh ghi chép lại trong sách Sáng thế (St 1): Thiên Chúa sáng tạo trời đất trong 6 ngày: Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ từ hư vô. Thiên Chúa tạo dựng muôn loài muôn vật bằng Lời quyền năng của Người. Thiên Chúa thổi Thần Khí của Người để ban sự sống cho con người. Thiên Chúa tạo dựng con người giống hình ảnh Người, tức là ban cho họ trí khôn, khả năng biết chia sẻ tình yêu của Người và ban cho họ quyền cai quản vạn vật trong vũ trụ. Thiên Chúa thấy mọi sự đã làm quả là tốt đẹp. Thiên Chúa chúc lành cho vạn vật.
“Hãy đếm tinh tú trên trời mà biết ơn Người cho đời, và xem cát biển để hiểu Người thương ta. Người thương ta muôn ngàn năm rất xa, thuở muôn loài chưa thành trong cõi đời, chính Người mở cho ta đất trời biển bao la.” (Cát Biển Sao Trời – Phanxicô)
v     Qua lịch sử cứu độ trong Kinh Thánh Cựu Ước:
Thiên Chúa mạc khải cho Môisen: ‘Thiên sứ của ĐỨC CHÚA hiện ra với ông trong đám lửa từ giữa bụi cây. Ông Mô-sê nhìn thì thấy bụi cây cháy bừng, nhưng bụi cây không bị thiêu rụi. Ông tự bảo: "Mình phải lại xem cảnh tượng kỳ lạ này mới được: vì sao bụi cây lại không cháy rụi? " ĐỨC CHÚA thấy ông lại xem, thì từ giữa bụi cây Thiên Chúa gọi ông: "Mô-sê! Mô-sê! " Ông thưa: "Dạ, tôi đây! " Người phán: "Chớ lại gần! Cởi dép ở chân ra, vì nơi ngươi đang đứng là đất thánh." Người lại phán: "Ta là Thiên Chúa của cha ngươi, Thiên Chúa của Áp-ra-ham, Thiên Chúa của I-xa-ác, Thiên Chúa của Gia-cóp." Ông Mô-sê che mặt đi, vì sợ nhìn phải Thiên Chúa.’(Xh 3, 2 – 6)
"Chớ lại gần! Cởi dép ở chân ra, vì nơi ngươi đang đứng là đất thánh.": Nơi Thiên Chúa ở là đất thánh, Thiên Chúa là Đấng thánh, là Thiên Chúa quyền năng, sống động, luôn quan tâm và yêu thương con người. Thiên Chúa mời gọi Môisen vào sứ vụ dẫn dân ra khỏi thân phận đau khổ. Vì thế, ông Môisen là người đại diện cho Thiên Chúa trong Cựu Ước dẫn dắt dân thoát khỏi ách nô lệ. Thiên Chúa đã mạc khải cho Môisen biết Người là ai: "Ta là Thiên Chúa của cha ngươi, Thiên Chúa của Áp-ra-ham, Thiên Chúa của I-xa-ác, Thiên Chúa của Gia-cóp." , “Ta là Đấng Hiện hữu” (Xh 3, 14).
Ông Mô-sê che mặt đi, vì sợ nhìn phải Thiên Chúa: Ông Môisen đã được Thiên Chúa mời gọi đi vào trong tương giao với Thiên Chúa. Thế nhưng, ông vẫn là một con người, một loài thụ tạo, nên vẫn còn khoảng cách giữa ông với Thiên Chúa, giữa con người thụ tạo với Đấng tạo dựng. Thiên Chúa là Đấng siêu việt, vượt lên trên mọi lối suy nghĩ, lối nhìn của con người. Con người không thể nhìn thấy Thiên Chúa, không thể hiểu hết về Thiên Chúa. Con người chỉ có thể biết về Thiên Chúa qua Đức Giêsu Kitô, Đấng đã xuống thế làm người, sống giữa con người. Chính Đức Giêsu Kitô là nhịp cầu nối giữa con Người với Thiên Chúa: “Không ai có thể đến với Cha mà không qua Thầy”.
v     Qua Đức Giêsu Kitô:
Không ai sống mà không có các mối tương giao với người khác. Không ai có thể chỉ sống hoàn toàn cho mình, mà cũng không ai có thể tự mình mà sống được. Con người chỉ có thể hiểu chính mình khi con người có những mối tương giao với người khác. Là những loài thụ tạo, con người không thể sống thiếu Thiên Chúa. Từ những khát vọng tìm kiếm sự tương giao, tìm kiếm nơi an toàn nhất để nương náu, con người đi tìm Thiên Chúa, con người tin vào Thiên Chúa – một Đấng đầy quyền năng, siêu việt, vượt trên mọi loài thụ tạo và đầy tình yêu thương.
Trong tương giao với con người, Thiên Chúa mạc khải chính mình trong lịch sử qua chính Con của Người là Đức Giêsu. Thiên Chúa bày tỏ bản chất của Người qua Ngôi Lời và hành vi cứu độ. Qua kinh nghiệm của Đức Kitô, qua đời sống của Đức Kitô, con người nhận biết Thiên Chúa là Cha, gặp gỡ Thiên Chúa Cha qua Chúa Con và nhờ Chúa Thánh Thần.
Niềm tin độc thần – chỉ có một Thiên Chúa – cho con người nhận biết cuộc sống con người trở nên trọn vẹn trong tương quan với Chúa Con để đến với Chúa Cha. Chính Đức Giêsu đã đến trong thế gian để trở thành con đường dẫn lối cho con người tìm gặp Thiên Chúa Cha. Trong tương quan đặc biệt duy nhất ấy, Đức Giêsu là sứ giả của Thiên Chúa, được Thiên Chúa sai đến. Thiên Chúa đã chứng thực, đóng dấu cho Người và đổ Thần Khí trên Người. Thiên Chúa ở trong Người, ở với lời nói và hành động của Người. Đức Giêsu là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình: “Ta và Cha Ta là một” (Ga 10, 30).
3.          Danh xưng và bản tính của Thiên Chúa:
Danh xưng là tên gọi một người hay được dùng để chỉ vị trí của một người trong xã hội. Tên gọi đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp. Hơn thế nữa, tên gọi diễn tả tình yêu và hy vọng, thể hiện phần tính cách, bản tính của đối tượng được gọi tên. Muốn biết ai, trước hết phải biết tên người đó. Biết tên Thiên Chúa là khởi đầu biết về Thiên Chúa.
Người lại phán: "Ta là Thiên Chúa của cha ngươi, Thiên Chúa của Áp-ra-ham, Thiên Chúa của I-xa-ác, Thiên Chúa của Gia-cóp” (Xh 3, 6). Vị Thiên Chúa mà Abraham, Isaac và Jacob tôn thờ là thần El-Shaddai. Shaddai có nghĩa là đá. Thần El-Shaddai là vị thần của đá (El of the Rock). Khi ca hát để chúc tụng Thiên Chúa El, họ gọi Ngài là Eloa. Dân Sumerians tôn thờ thần El từ khoảng năm 5500 TCN, tức trước khi có đế quốc Babylon. Tiếng Semitic (Do Thái) gọi EL là Elim. Elim là danh từ số ít, Elohim là danh từ số nhiều nhưng lại nghĩa là MỘT (Elohim is one) vì Elohim bao hàm ý nghĩa thần El là vị thần của tất cả mọi sự (The All-God). Thần El là Toàn Thể (The one who is All) gần tương tự như Toàn Năng (The Almighty-The Absolute Power). Thần El là vị thần chân thực của các thần (The one true God of gods) là vị thần được mọi người gọi bằng nhiều tên khác nhau nhưng sự thực chỉ là một (many names of the one true God). Thần El là tổng thể của mọi sự thiêng liêng (The totality of the Divine). (Thiên Chúa Elohim của Đạo Do Thái Nguyên thủy - Charlie Nguyễn )
Thiên Chúa mạc khải Người là ai trước khi Người thực hiện một điều gì. Gia Vê trong biến cố Xuất hành là Đấng hiện có: “Ta là Đấng Hiện Hữu” (Xh 3, 14), là Thiên Chúa của tình yêu, của lòng bao dung và đầy nhân nghĩa tín thành, là Đấng giải thoát muôn dân: “Ta là Đức Chúa, Thiên Chúa của người, đã đưa ngươi ra khỏi đất Ai Cập, khỏi cảnh nô lệ” (Xh 20, 2). Giavê là Thiên Chúa ở cùng dân, giải thoát dân ra khỏi Ai cập và đưa dân vào Ðất Hứa chảy sữa và mật ong.
4.      Ưu phẩm của Thiên Chúa:
Thiên Chúa là Thiên Chúa duy nhất, tự mình mà có, ngoài Thiên Chúa ra không còn một Thiên Chúa nào khác: “Nghe đây, hỡi It-ra-en! Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất.” (Đnl 6, 4)
Thiên Chúa là Đấng siêu việt, hiện diện khắp nơi, gẫn gũi con người, quan tâm và chăm sóc con người: (Tv 139, 1 – 6)
Lạy Chúa, Ngài dò xét con và Ngài biết rõ,
Biết cả khi con đứng con ngồi.
Con nghĩ tưởng gì, Ngài thấu suốt từ xa,
Đi lại hay nghỉ ngơi, Chúa đều xem xét,
Mọi nẻo đường con đi, Ngài quen thuộc cả.
Miệng lưỡi con chưa thốt nên lời,
Thì lạy Chúa, Ngài đã am tường hết.
Ngài bao bọc con cả sau lẫn trước,
Bàn tay của Ngài, Ngài đặt lên con.
Kỳ diệu thay, tri thức siêu phàm,
Quá cao vời, con chẳng sao vươn tới!
Thiên Chúa là Đấng tuyệt hảo, đầy quyền năng và khôn ngoan, giàu lòng thương xót và nghiêm minh chính trực: (Tv 145, 3 – 12)
Chúa thật cao cả, xứng muôn lời ca tụng.
Người cao cả khôn dò khôn thấu.
Đời nọ tới đời kia, thiên hạ đề cao sự nghiệp Chúa
Và truyền tụng những chiến công của Ngài,
Tuyên bố Ngài oai phong vinh hiển,
Kể lại rằng: Ngài thực hiện những kỳ công,
Bảo cho nhau: sức mạnh Ngài đáng sợ,
Loan truyền rằng: Ngài cao cả lắm thay!
Nhắc nhở luôn: Ngài nhân ái vô cùng,
Hoan hô Ngài công chính.
Chúa là Đấng từ bi nhân hậu,
Người chậm giận và giàu tình thương.
Chúa nhân ái đối với mọi người,
Tỏ lòng nhân hậu với muôn loài Chúa đã dựng nên.
Lạy Chúa, muôn loài Chúa dựng nên phải dâng lời tán tạ,
Kẻ hiếu trung phải chúc tụng Ngài,
Nói lên rằng: triều đại Ngài vinh hiển,
Xưng tụng Ngài là Đấng quyền năng,
Để nhân loại được tường những chiến công của Chúa,
Và được biết triều đại Ngài rực rỡ vinh quang.
Thiên Chúa là Đấng thánh: (Is 6,3)
"Thánh! Thánh! Chí Thánh!
Đức Chúa các đạo binh là Đấng Thánh!
Cả mặt đất rạng ngời vinh quang Chúa! "
Thiên Chúa là Thiên Chúa tình yêu, là vị Mục Tử nhân lành: “Như mục tử, Chúa chăn giữ đoàn chiên của Chúa, tập trung cả đoàn dưới cánh tay. Lũ chiên con, Người ấp ủ vào lòng, bầy chiên mẹ, cũng tận tình dẫn dắt”. (Is 40, 11)
Thiên Chúa là Đấng vĩnh cửu, là đầu và là cùng đích. Tất cả sẽ mất đi nhưng Thiên Chúa tình yêu là bất tử. Thiên Chúa là không gian và thời gian từ muôn thuở cho đến muôn đời.
5.      Tình phụ tử của Thiên Chúa:
Abba, tiếng gọi “cha ơi” của trẻ Do Thái. Một tiếng gọi quá đỗi thân tình, gần gũi, chân tình, đầy tình yêu mến, tin tưởng, cậy trông.
Trong Cựu Ước, dân không dám gọi Thiên Chúa là “Abba – Cha ơi”, nhưng chỉ có những tập thể gọi Thiên Chúa là “Abihenu – Cha của chúng con”. Mặc dù vậy, Thiên Chúa từ muôn đời vẫn là Người Cha nhân hậu và trung tín của dân It-ra-en, một dân được Thiên Chúa tuyển chọn làm dân riêng của Người, được Người thánh hiến và lập giao ước với dân: ‘Đức Chúa phán thế này: “Con đầu lòng của Ta là It-ra-en”. (Xh 4, 22).
Trong Tân Ước, tiếng “Abba – Cha ơi” của Chúa Giêsu diễn tả tâm tình của Người đối với Thiên Chúa Cha. Người gọi Thiên Chúa là Cha: người Cha của tình yêu thương, của lòng từ bi và nhân hậu, người Cha mà Người hằng gắn bó, hết mực yêu thương và vâng phục, người Cha luôn ở trong Người và Người luôn ở trong Cha. Trong mối tình Cha – Con thể hiện một tình yêu trao ban trọn vẹn. Thiên Chúa yêu thương Con mình nên đã trao chính người Con duy nhất cho đối tượng tình yêu của Người là nhân loại. Chúa Con yêu Cha đến nỗi chấp nhận thân phận làm con người để thực thi ý nguyện của Cha một cách trọn vẹn, tuyệt hảo. Nhờ vai trò của Chúa Con là Đức Giêsu Kitô, con người được sống trong tình phụ tử với Thiên Chúa, được gọi Thiên Chúa là Cha qua lời kinh mà chính Đức Giêsu, người Con Một của Thiên Chúa đã dạy: “Lạy Cha chúng con ở trên trời…”. Con người được sống trong tâm tình con thảo, đơn sơ và phó thác nơi Thiên Chúa Cha. Tình yêu Thiên Chúa Cha dành cho con người là tình yêu của người Cha luôn chờ đợi, yêu thương, tha thứ và hy vọng trông ngóng “những đứa con hoang đàng” trở về cùng Cha.
6.      Thần Khí
Thần Khí là mối dây liên kết tình yêu giữa Chúa Cha và Chúa Con. Thiên Chúa Ba Ngôi chính là Thiên Chúa tình yêu; tình yêu giữa Cha – Con qua Thánh Thần. Con người chỉ có thể hiểu được mầu nhiện Thiên Chúa Ba Ngôi trong bối cảnh của tình yêu. Tình yêu chia sẻ sự sống. Tình yêu thánh hóa, biến đổi con người trở thành người mới. Tình yêu quy tụ con người liên kết, hiệp thông với nhau. 
Chúa Thánh Thần là Đấng thánh hóa: Chúa Thánh Thần không ngừng canh tân, đổi mới con người, làm cho con người được trở nên giống Chúa Kitô hơn. Mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa là mầu nhiệm thánh hóa: cho con người có sự sống, tạo dựng con người giống hình ảnh Thiên Chúa, cho con người trở thành con của Thiên Chúa Cha, làm bạn với Chúa Con nhờ Chúa Thánh Thần.
Chúa Thánh Thần là Đấng qui tụ, hiệp nhất trong yêu thương: Chúa Thánh Thần là nhịp cầu tình yêu giữa Chúa Cha và Chúa Con. Chúa Thánh Thần qui tụ mọi người từ khắp nơi về một mối, hiệp nhất với nhau trong Giáo Hội. Giáo Hội không phải là một nhóm người cô đơn nhưng là anh chị em trong một gia đình có Thiên Chúa là Cha. Mầu nhiệm của Ba Ngôi Thiên Chúa là mầu nhiệm hiệp nhất, tương giao tình yêu không thể tách rời.
v     Các hình ảnh về Chúa Thánh Thần:
Gió: Gió nhẹ nhàng, thanh mát. Gió xoa dịu nỗi đau, làm vơi đi những ưu phiền. Gió là sự tự do, là hy vọng hướng tới tương lai. Gió tồn tại bằng sự cho đi, chỉ khi cho đi gió mới tồn tại. Không ai nhìn thấy gió mà chỉ cảm nhận được gió. Chúa Thánh Thần là ngọn gió siêu nhiên, ngọn gió Thần Khí đưa con người đi vào tương quan tình yêu với Thiên Chúa. Cuộc đời con người như một con thuyền giữa biển cả. Gió bão sẽ tàn phá thuyền, nhưng ngọn gió của Thần Khí sẽ đưa thuyền đến bến bình an.
Hơi Thở: Con người có sự sống là nhờ hơi thở. Thiên Chúa đã ban cho con người sự sống bằng cách thổi hơi, thổi Thần Khí cho con người. Con người trở nên khỏe mạnh, hoạt bát, tự tin nhờ tinh thần thoải mái, nhịp thở ổn định. Con người cảm nghiệm được sự bình an trong tâm hồn khi có Chúa Thánh Thần tác động. Mất đi hơi thở, con người đi vào cõi chết. Mất đi Thần Khí, con người đang xa rời Thiên Chúa.
Lửa: là nguồn ấm áp và sáng soi. Chính Chúa Giêsu đã phán: “Tôi đã đến để đốt lửa trên thế gian; và Tôi còn mong gì hơn là nó được bùng sáng lên!” (Lc.12:49). Lửa được thắp lên để soi sáng, để qui tụ mọi người hướng về một mối. Trước khi về trời, Chúa Giêsu đã ban Chúa Thánh Thần cho các tông đồ. Chúa Thánh Thần là Ngọn Lửa Mới đốt nóng lên ngọn lửa đầy nhiệt huyết dấn thân, soi sáng, ban ơn khôn ngoan cho các tông đồ ra đi rao giảng Tin Mừng. Chúa Thánh Thần là Ngọn Lửa Mới quy tụ muôn dân lại. Chúa Thánh Thần là Ngọn Lửa Mới xua tan mọi sợ hãi, mang lại niềm vui cho muôn dân quy tụ nhảy mừng bên ngọn lửa thiêng.
Lời kết
Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi không thể diễn đạt được với những ngôn ngữ, tư duy giới hạn của con người. Con người chỉ có thể hiểu được mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi bằng niềm tin và tình yêu của mình đối với Thiên Chúa qua Chúa Giêsu, Đấng đã đến thế gian và ở trong thế gian, và nhờ sự thánh hóa, soi sáng của Chúa Thánh Thần. Thiên Chúa Ba Ngôi là sự sống trong mối tương giao tình yêu. Ba Ngôi Thiên Chúa đều có 3 chức năng: Chúa Cha là Đấng tạo dựng con người, ở trên con người và bảo vệ con người. Chúa Con là bạn đồng hành với con người, ở với con người và cứu chuộc con người. Chúa Thánh Thần là Đấng thánh hóa con người, ở trong con người, soi sáng và dẫn dắt con người tìm về Thiên Chúa tình yêu.
Kinh Thánh là bức thư tình mà Thiên Chúa gửi đến cho con người, đối tượng tình yêu của Thiên Chúa. Thiên Chúa Ba Ngôi là Thiên Chúa tình yêu hôm qua, hôm may và mãi mãi.
Bluefish 




Sunday, June 12, 2011

Khi Thánh Thần Chúa đến... - When the Holy Spirit comes...

"Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: "Bình an cho anh em!" (Ga 20, 19). Đức Giêsu đã thiết lập Hội Thánh của Người trong Thánh Thần Thiên Chúa.
“Jesus came and stood among them and said, ‘Peace be with you!’” (Jn 20, 19). Jesus set up His Church in the Holy Spirit.

Khi Thánh Thần Chúa đến, Người đem sự bình an. Chúng ta thường nghĩ rằng: bình an là không có chiến tranh, không có tranh chấp, thù địch giữa các quốc gia, giữa những đảng phái, giữa những bè nhóm hay con người với nhau... Nhưng bình an quan trọng hơn cả là bình an nội tại, bình an ngay trong tâm hồn mỗi người. Khi tôi ganh ghét một ai đó, họ sẽ chẳng có vấn đề gì nhưng tâm hồn tôi thì lại không có bình an vì tôi cứ mải chú ý đến những điểm xấu của họ để lên án, để ganh ghét thêm. Hay như khi tôi phạm tội, cảm giác tội lỗi luôn khuấy động tâm hồn tôi làm tôi mất bình an, có một cảm giác lo sợ và có khi tìm cách trốn chạy, bình an chỉ trở lại khi tôi giao hòa được với Thiên Chúa và không còn cảm giác tội lỗi nữa. Bình an trong cuộc sống không ở đâu xa nhưng ở ngay chính trong con người tôi. Tôi bình an thực sự khi tôi sống cởi mở với chính mình và với thế giới xung quanh.
When the Holy Spirit came, He brought peace... We often think that peace is no war, no dispute, hostility between nations, between the parties, between persons... but much more important than those is inner peace, peace in the soul of each person. When I hate someone, there is no matter for them, but my soul do not have peace for I keep on trying to find their bad things to condemn. Or as if I am guilty, the feeling of guilty always stirs my soul and makes me feel unpeaceful, there is a feeling of fear, even I try to escape. Peace just comes back when I come back to God and I no longer feel guilty anymore. Peace in life is not far, but right in my soul. I'm really at peace when I live openly with myself and with the world around.

Khi Thánh Thần Chúa đến, các môn đệ không còn sợ hãi ẩn nấp trong căn phòng đóng kín cửa nữa. Các Tông đồ đầy tràn Thánh Thần đã mở toang cánh cửa ra và đến với thế giới, đem Tin Mừng đến với mọi người. Khi các Tông đồ mở lòng mình ra, các ông đã có sự biến đổi thực sự; từ những con người nhút nhát, sợ hãi, yếu đuối, các ông đã trở thành những con người can đảm, đầy nhiệt huyết đứng trước đám đông, đứng trước mọi thử thách để rao truyền Tin Mừng. Nếu tôi sống khép kín, sợ hãi khi giao tiếp, e ngại khi đến với mọi người, thế giới của tôi chỉ có tôi và tôi sẽ chẳng bao giờ tiến bộ. Tôi yêu thế giới của tôi và thế giới của tôi sẽ dừng lại, sẽ dần xa cách tha nhân, tôi sẽ không thể tồn tại.
When the Holy Spirit came, disciples no longer fear lurking in the closed room. They were filled with the Holy Spirit and opened the door to the world, to bring the Gospel to everyone. When they opened themselves out, he had actually changed; from the shied, frightened, frail people, they became men of courage, enthusiasm standing in front of the crowd, facing to challenges and preaching the Gospel. If I lived in self-contained fear when communicating, embarrassed to meet people, I would lock myself in my world and I would never grow up, I loved my world and my world would stop, gradually separated, I wouldn't be able to exist.

Khi Thánh Thần Chúa đến, Người ban cho các Tông đồ khả năng nói và tất cả mọi người từ khắp nơi đều có thể hiểu được các ông đang nói gì. Họ thắc mắc tại sao các ông lại có thể nói ngôn ngữ của họ. Ngôn ngữ của Thánh Thần chính là Tình Yêu. Mọi dân tộc, mọi quốc gia hay thậm chí mỗi con người đều có ngôn ngữ riêng, ngôn ngữ đặc trưng của mình. Con người đến với nhau, giao tiếp được với nhau qua việc hiểu biết ngôn ngữ của nhau. Bình an của Thần Khí Chúa được diễn tả qua ngôn ngữ của Tình Yêu, một ngôn ngữ mà tất cả mọi người đều có thể hiểu được qua cảm nhận của con tim từ những lời nói, hành động, chia sẻ và nâng đỡ tha nhân. Các Tông đồ có lẽ cũng không nói những thứ tiếng khác biệt nhưng những ai lắng nghe các ông giảng về Tin Mừng Phục Sinh đều hiểu ngôn ngữ Tình Yêu đó đang nói với họ điều gì và họ vui mừng khi nhận ra điều đó.
When the Holy Spirit came, He gave the disciples the ability to speak up and all people from diferrent places were able to understand what they were saying. People wondered why the disciples could speak different languages. The language of the Holy Spirit is love. Each nation, each country or even each person has its own language, characteristic language. People come together, communicate with each other through the understanding of each other's language. Peace of the Holy Spirit is expressed through the language of love, a language that everyone can understand by heart from the words, actions, sharing and helping each other. The disciples probably did not say in diferrent languages, but those who listened to  their lecture about Christ's Resurrection understood what they were told about and they were glad to know that.

Hôm nay, tôi cũng có dịp gặp gỡ và trò chuyện với những người bạn nước ngoài. Chúng tôi thuộc những quốc gia khác nhau. Ngôn ngữ chính chúng tôi giao tiếp là tiếng Anh. Sẽ là một cuộc xã giao bình thường nếu như chúng tôi chỉ dừng lại ở những thông tin của từng quốc gia. Hơn tất cả mọi điều, khi chúng tôi chia sẻ với nhau về những trải nghiệm khi đến phục vụ những con người kém may mắn, chúng tôi đều gặp trong tâm hồn của nhau những điểm chung: tình yêu dành cho mọi người. Qua những cảm nghiệm, những trăn trở, những dự định, những hy vọng,... chúng tôi gắn kết với nhau hơn, cởi mở với nhau hơn và cùng nhau hy vọng. Vâng, hôm nay, Thánh Thần Chúa đến đã ban cho chúng tôi một sức mạnh, một tình yêu, tạo cho chúng tôi sự bình an ngay trong những giây phút hiện tại và hy vọng hướng đến tương lai. Trong Thánh Thần Chúa, chúng tôi cùng với nhau sống những giây phút hiện tại cho tương lai... together, the future today...
Today, I also have an opportunity to meet and chat with my foreign friends. We are from different countries. The language we use to communicate is English. It would be a normal etiquette if we just stopped at the information of each country. Over all things, when we share with each other about the experiences of serving people, we all meet a point: love for everyone. Through the experiences or those intended or hope, ... we come closed to one another, more openly with one another and together we hope. Yes, today, the Spirit of God has given us strength, love, and peace right at the present and hope for the future. In the Spirit of God, we together live moments so far in the future ... together, the future today...

Lạy Chúa Thánh Thần, xin ở lại với chúng con luôn mãi.
Come Holy Spirit, and stay with us today and always.
Bluefish


Thursday, June 2, 2011

Happiness and sadness

Con người sống trong cuộc đời này không ai tránh khỏi những khoảng khắc của sự vui, buồn. Tăng lương - vui, gặp người bạn cũ - vui, hoàn thành một công việc yêu thích - vui, nghe được bản nhạc hay - vui,... ta sẽ gặp vô vàn những niềm vui nho nhỏ như thế trong cuộc sống. Và nỗi buồn cũng vậy, cũng đến trong cuộc sống của ta một cách rất tự nhiên, có những nỗi buồn nhẹ nhàng, đến rồi đi, nhưng cũng có những điều làm ta ray rứt mãi... Có ai suốt cuộc đời chỉ gặp những nỗi buồn? Có lẽ là không. Vì như thế làm sao ta sống nổi.
Noone lives in this life without happiness or sadness; increasing in wages - being happy, meeting old friends - being happy, completing a favorite work – being happy, hearing a good song - being happy,... we will encounter such countless small joys in life. And sadness as well, it is also in our life of a very natural way. There are gentle sadness, come and go, but there are things that harrow our feelings day after day... Has anyone encountered throughout his/her life only sadness? Probably has not. If so, how does he/she survive?

Niềm vui - nỗi buồn luôn đan xen lẫn nhau và phụ thuộc vào góc độ ta nhìn nhận chúng. Có ai nói rằng vui là điều tốt còn buồn là điều xấu? Nếu có, xin nghĩ lại. Bởi vì niềm vui hay nỗi buồn, tự bản chất của chúng không là điều tốt cũng không là điều xấu. Giả như ta vui khi người bạn ở trọ cùng nhà mất đồ mà không phải là ta bị mất thì niềm vui này không tốt chút nào, hay ta buồn vì cô bạn đồng nghiệp được xếp khen mà không phải là ta được khen, nỗi buồn này cũng không chính đáng để khiến cho cuộc sống của ta thêm khó khăn. Vì thế, niềm vui hay nỗi buồn đến với ta là điều tốt hay điều không tốt phụ thuộc vào những tình cảnh ta nhìn nhận chúng. Qua những nỗi buồn giúp ta trân trọng hơn những khoảng khắc của niềm vui và từ những niềm vui sẽ xoa dịu những nỗi buồn của ta trong cuộc sống.
Happiness and sadness are always mutual keys and they depend on how we think of them. Does anyone say that happiness is a good thing and sadness is a bad thing? If he/she does, he/she should have a second thoungt. Because happiness or sadness, itself is naturaly neither a good thing nor a bad thing. Supposing thief breaks in and steal something of our roomate and we are happy that he doesn't steal things of ours, this happiness is not good at all, or it is not a plausible sadness to make our life become more difficult if we are sad because our co-workers are complimented but us. Thus, happiness or sadness comes to our life good or not good depending on the scene we see them. They help us live each moment of our life more respectfully and happiness will appease the sadness in our life.

"Anh em sẽ lo buồn, nhưng nỗi buồn của anh em sẽ trở thành niềm vui." (Ga 16, 20). Các môn đệ những năm tháng theo Thầy, cùng ăn, cùng nghỉ, cùng chia sẻ những buồn vui với Thầy... giờ đây Thầy lại nói chia tay để về cùng Cha. Nỗi buồn chia li làm các môn đệ đau khổ, cảm thấy bất an, lo lắng và thất vọng. Theo Thầy bao nhiêu năm tháng, kết thân với Thầy rồi mà vẫn chưa hiểu được Thầy, chưa hiểu được hết những ý định và công việc của Thầy. Thế nhưng, các môn đệ chấp nhận cuộc chia tay đó để lại vui mừng kết hiệp với Thầy sâu xa hơn trong Thần Khí của Thầy, niềm vui dâng trào khi Thần Khí đến ban sức mạnh và ơn soi sáng, khai mở cho các ông hiểu rõ hơn về ánh sáng Phục Sinh của Thầy Giêsu, về ơn cứu độ của Thiên Chúa. Niềm vui của các ông khi lãnh nhận Thần Khí đã trở thành niềm vui chung của nhân loại.
"You will have pain, but your pain will turn into joy." (Jn 16, 20). Disciples after years followed their Master, ate and lived with Him, shared happy or sad moments with Him... then He said farewell to go to His Father. This separation suffered the disciples, feelings of insecurity, anxiety and frustration came to them. Following Master many years, forming an alliance with Master but they still could not understand Him, could not understand His intention, words and actions He did. However, the disciples accepted the breakup so that they joyfully got closer and far deeper to their Master in the Holy Spirit, the joy of movement when the Spirit came and blessed them, empowered and opened their heart and their mind to understand more about the Resurrection of Jesus, the salvation of God. Their joyfulness of receiving the Holy Spirit has been becoming the joyfulness of human beings.

Lạy Chúa, trên hành trình theo Chúa, chúng con sẽ băng qua những đoạn đường đầy sỏi đá. Xin ban Thần Khí cho chúng con, giúp chúng con luôn kiên vững hướng về niềm vui trong ánh sáng Phục Sinh của Chúa để khi chúng con vượt qua những đoạn đường đầy sỏi đá đó, chúng con sẽ gặp khoảng trời của nắng và hoa.
Lord, my God, on the journey following You, we will cross the roads filled with gravel. Please send the Spirit of God to us, help us always be firmly bound for pleasure in the light of Resurrection of Jesus so that when we pass the roads filled with gravel, we will meet a space of sunshine and flowers.
Bluefish