Giáng sinh năm ấy trời thật lạnh và tuyết rơi xối xả. Trời đã xế chiều, trong bóng tối và giá lạnh, có một cô bé bán diêm nghèo khổ co ro bên lề đường. Trời lạnh lắm, trong chiếc áo mỏng bẩn thỉu cô bé đã cóng cả người, và cô bé đã dùng những que diêm để sưởi ấm, cũng như để thắp riêng cho mình những ước mơ.
Câu chuyện cổ tích “Cô bé bán diêm” của tác giả người Đan Mạch Hans Christian Andersen một thời đã đánh động biết bao tâm hồn bạn đọc. Và mỗi độ đông về, khi chim non không còn ríu rít trên cành, nó đi tìm về nơi trú ẩn cái lạnh mùa đông, lá khô rơi rụng cả một con đường dài, từng hàng cây trơ trụi, gầy guộc, khắc khoải, bơ vơ, thì một câu hỏi vẫn canh cánh bên lòng chúng ta: Làm sao, làm sao và làm sao để san sẻ với những mảnh đời, những hoàn cảnh của những con người mà cuộc đời họ còn nhiều lắm những lo toan,…?
Mỗi dịp lễ Chúa Giáng Sinh, ta đến trước máng cỏ kính viếng Chúa Hài Đồng trong hang đá Bêlem. Hài nhi Giêsu phải tạm trú trong chuồng súc vật. Người trở thành người nghèo khổ nhất trong nhân loại. Sinh ra không nhà không cửa, Người đang lên tiếng thay cho những người nghèo khổ. Hôm nay vẫn còn biết bao gia đình phải lang thang không nhà không cửa. Vẫn còn biết bao trẻ em sinh ra ngoài đầu đường xó chợ. Vẫn còn nhiều kiếp người sống cuộc sống lam lũ tăm tối khổ sở, chui rúc trong những căn nhà ổ chuột không hơn chuồng súc vật. Những người đó hiện thân trong Chúa Giêsu Hài Đồng đang chất vấn chúng ta về công bằng và bác ái.
Suy gẫm về việc Chúa được sinh ra, tôi se thắt lòng khi hướng về Việt Nam nơi có tỉ lệ những ca nạo phá thai cao nhất thế giới. Và còn rất nhiều nơi trên khắp mặt địa cầu này, những người cha người mẹ – những kẻ đã và đang nhẫn tâm giết hại chính con mình với đủ mọi lý do để biện minh cho tội ác giết người. Hẳn chúng ta sẽ ấn tượng kinh hoàng khi báo đài mới đây đưa tin về việc phát hiện hơn 2000 hài nhi trong một ngôi chùa ở Bangkok. Sự kiện này đang châm ngòi tranh cãi ở Thái Lan về đạo đức và pháp luật quanh việc phá thai, mà theo Phramaha Vudhijaya Vajiramedhi, một nhà sư có tiếng phát biểu trên tờ Post Today bằng tiếng Thái: “Đó thật là trọng tội”.
Trong hang đá, trên máng cỏ, Hài nhi Giêsu không nói, nhưng cất tiếng khóc. Tiếng khóc đó chất vấn lương tâm chúng ta. Tiếng khóc đó mời gọi chúng ta tôn trọng phẩm giá đồng loại, tôn trọng quyền con người, quyền được sống và được hạnh phúc của con người.
Chúa sinh ra nơi thấp hèn, trong đêm đông giá lạnh và u tối, sinh ra giữa nơi bò lừa vì ước mơ của Chúa là để chung chia thân phận con người, ước mơ để xóa tan đêm trường băng giá và đưa lại niềm vui, hạnh phúc cho những ai đến triều bái người. Là người Công Giáo: Chúa Giêsu giáng sinh nhắc cho chúng ta về món quà sự sống vô giá mà Chúa ban. Lời mời gọi thăng tiến sự sống, lời mời gọi đem yêu thương và bình an lan tỏa khắp nơi đang thúc dục tất cả chúng ta.
Ước mơ của Hài nhi Giêsu đánh bại tất cả mọi ngụy biện nhằm hủy hoại sự sống. Ước mơ của Chúa Giáng sinh thúc giục mỗi người tự vấn lại chính mình về sự sống của mình và của người khác.
Tự hỏi gió đông có bao giờ ấm áp? nhất là khi con người ta phải sống bơ vơ, sống lẻ loi một mình không nơi trú chân khi đêm về, hay phải lang thang khắp các con phố, những hang cùng ngõ hẻm lượm lặt từng chiếc túi nilon, từng mảnh giấy, từng chai nhựa khi mà sương đêm đã bắt đầu buông xuống, từng cơn gió mùa đông rít lên, se lạnh lòng người. Mùa đông sẽ chưa thật sự ấm áp khi mỗi độ Giáng sinh về, trong những ngày cuối năm, sau những dịp lễ lớn, những bệnh viện lại chật ních những cô gái còn rất trẻ đi phá thai!
Mùa đông sẽ thật ấm áp cho những ai đang sống trong hạnh phúc của tình yêu, Hãy đến với Hài Nhi Giêsu nằm trên máng cỏ trong hang đá Bêlem. Người là hiện thân của sự thật, sự sống (Ga 6, 68), của tình yêu: “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Ga 4,16); Ngài là: “Cố vấn kỳ diệu, thần linh dũng mãnh, người cha muôn thuở, Thái tử hoà bình” (Is 9,5), của sự tự do: Tự do của con cái ánh sáng (Ga 1, 9). Nhìn ngắm Người, ta sẽ học được những bài học giải đáp cho những vấn đề của thế giới, của con người, và nhất là của chính bản thân ta. Sống theo gương Người, ta sẽ góp phần xây dựng một thế giới tươi đẹp, không chỉ ấm áp tình người mà còn cao đẹp với những giá trị tinh thần, những phẩm chất đạo đức. Vì ước mơ của Chúa là: “Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta. (Mt 1:23).
Câu chuyện cổ tích “Cô bé bán diêm” của tác giả người Đan Mạch Hans Christian Andersen một thời đã đánh động biết bao tâm hồn bạn đọc. Và mỗi độ đông về, khi chim non không còn ríu rít trên cành, nó đi tìm về nơi trú ẩn cái lạnh mùa đông, lá khô rơi rụng cả một con đường dài, từng hàng cây trơ trụi, gầy guộc, khắc khoải, bơ vơ, thì một câu hỏi vẫn canh cánh bên lòng chúng ta: Làm sao, làm sao và làm sao để san sẻ với những mảnh đời, những hoàn cảnh của những con người mà cuộc đời họ còn nhiều lắm những lo toan,…?
Mỗi dịp lễ Chúa Giáng Sinh, ta đến trước máng cỏ kính viếng Chúa Hài Đồng trong hang đá Bêlem. Hài nhi Giêsu phải tạm trú trong chuồng súc vật. Người trở thành người nghèo khổ nhất trong nhân loại. Sinh ra không nhà không cửa, Người đang lên tiếng thay cho những người nghèo khổ. Hôm nay vẫn còn biết bao gia đình phải lang thang không nhà không cửa. Vẫn còn biết bao trẻ em sinh ra ngoài đầu đường xó chợ. Vẫn còn nhiều kiếp người sống cuộc sống lam lũ tăm tối khổ sở, chui rúc trong những căn nhà ổ chuột không hơn chuồng súc vật. Những người đó hiện thân trong Chúa Giêsu Hài Đồng đang chất vấn chúng ta về công bằng và bác ái.
Suy gẫm về việc Chúa được sinh ra, tôi se thắt lòng khi hướng về Việt Nam nơi có tỉ lệ những ca nạo phá thai cao nhất thế giới. Và còn rất nhiều nơi trên khắp mặt địa cầu này, những người cha người mẹ – những kẻ đã và đang nhẫn tâm giết hại chính con mình với đủ mọi lý do để biện minh cho tội ác giết người. Hẳn chúng ta sẽ ấn tượng kinh hoàng khi báo đài mới đây đưa tin về việc phát hiện hơn 2000 hài nhi trong một ngôi chùa ở Bangkok. Sự kiện này đang châm ngòi tranh cãi ở Thái Lan về đạo đức và pháp luật quanh việc phá thai, mà theo Phramaha Vudhijaya Vajiramedhi, một nhà sư có tiếng phát biểu trên tờ Post Today bằng tiếng Thái: “Đó thật là trọng tội”.
Trong hang đá, trên máng cỏ, Hài nhi Giêsu không nói, nhưng cất tiếng khóc. Tiếng khóc đó chất vấn lương tâm chúng ta. Tiếng khóc đó mời gọi chúng ta tôn trọng phẩm giá đồng loại, tôn trọng quyền con người, quyền được sống và được hạnh phúc của con người.
Chúa sinh ra nơi thấp hèn, trong đêm đông giá lạnh và u tối, sinh ra giữa nơi bò lừa vì ước mơ của Chúa là để chung chia thân phận con người, ước mơ để xóa tan đêm trường băng giá và đưa lại niềm vui, hạnh phúc cho những ai đến triều bái người. Là người Công Giáo: Chúa Giêsu giáng sinh nhắc cho chúng ta về món quà sự sống vô giá mà Chúa ban. Lời mời gọi thăng tiến sự sống, lời mời gọi đem yêu thương và bình an lan tỏa khắp nơi đang thúc dục tất cả chúng ta.
Ước mơ của Hài nhi Giêsu đánh bại tất cả mọi ngụy biện nhằm hủy hoại sự sống. Ước mơ của Chúa Giáng sinh thúc giục mỗi người tự vấn lại chính mình về sự sống của mình và của người khác.
Tự hỏi gió đông có bao giờ ấm áp? nhất là khi con người ta phải sống bơ vơ, sống lẻ loi một mình không nơi trú chân khi đêm về, hay phải lang thang khắp các con phố, những hang cùng ngõ hẻm lượm lặt từng chiếc túi nilon, từng mảnh giấy, từng chai nhựa khi mà sương đêm đã bắt đầu buông xuống, từng cơn gió mùa đông rít lên, se lạnh lòng người. Mùa đông sẽ chưa thật sự ấm áp khi mỗi độ Giáng sinh về, trong những ngày cuối năm, sau những dịp lễ lớn, những bệnh viện lại chật ních những cô gái còn rất trẻ đi phá thai!
Mùa đông sẽ thật ấm áp cho những ai đang sống trong hạnh phúc của tình yêu, Hãy đến với Hài Nhi Giêsu nằm trên máng cỏ trong hang đá Bêlem. Người là hiện thân của sự thật, sự sống (Ga 6, 68), của tình yêu: “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Ga 4,16); Ngài là: “Cố vấn kỳ diệu, thần linh dũng mãnh, người cha muôn thuở, Thái tử hoà bình” (Is 9,5), của sự tự do: Tự do của con cái ánh sáng (Ga 1, 9). Nhìn ngắm Người, ta sẽ học được những bài học giải đáp cho những vấn đề của thế giới, của con người, và nhất là của chính bản thân ta. Sống theo gương Người, ta sẽ góp phần xây dựng một thế giới tươi đẹp, không chỉ ấm áp tình người mà còn cao đẹp với những giá trị tinh thần, những phẩm chất đạo đức. Vì ước mơ của Chúa là: “Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta. (Mt 1:23).
Đại Tài
No comments:
Post a Comment