Friday, December 31, 2010

Chào 2010

Thời khắc kết thúc năm 2010 đang dần đến. Đường phố tập nập xe cộ. Người người đổ về trung tâm thành phố xem đèn, pháo hoa và xem người qua lại...
Giữa những ồn ào của xã hội, tôi xin một chút thinh lặng để nhìn lại một năm qua:
Tạ ơn Chúa vì biết bao hồng ân Chúa đã ban cho tôi, cho gia đình, cho bè bạn... 
Tạ ơn Chúa vì những phút giây hiện tại, cho những nhịp tim, nhịp thở tôi đang có...
Tạ ơn Chúa vì những niềm vui - nỗi buồn, những may mắn - khó khăn trong công việc, trong học tập, trong giao tiếp mà nhờ đó tôi trưởng thành hơn...
Tạ ơn Chúa vì đã luôn tha thứ những lỗi lầm của tôi với Chúa và với mọi người...
Tạ ơn Chúa vì đã cho tôi nhận ra những yếu đuối bất toàn, những nhỏ nhen ích kỉ, những nóng vội giận hờn để tôi nhận ra rằng tôi luôn cần có Chúa hướng dẫn...
Tạ ơn Chúa vì tình yêu Thiên Chúa...
Tạ ơn Chúa vì tình yêu tha nhân, Chúa đã ban cho tim tôi vẫn biết rung động, thổn thức trước mọi hoàn cảnh trong cuộc sống...
Xin gói trọn mọi điều trong con số tròn trĩnh 2010 để dâng lên Thiên Chúa.
Nguyện cho năm mới 2011 tôi luôn biết mở rộng tâm hồn để ánh sáng Chúa luôn chiếu soi, để tôi có được sự sống của Người.
Chào tiễn 2010 qua đi, tôi đón chào 2011 với với tình yêu, hy vọng trong tình yêu Chúa.
Và bạn cũng vậy, bạn nhé.


Chúc Mừng Năm Mới!
Bluefish

Thursday, December 30, 2010

Chúa đem bình an

Ngày hôm qua, tôi cảm thấy vui vì hoàn thành một bài học cho một môn thi.
Thêm vào đó, tôi đọc trên mạng có tin về những nữ sinh nổi loạn, tôi cảm thấy lo lắng cho các thế hệ trẻ ngày nay sống dường như không còn biết đến tình người nữa mà chỉ hành xử theo sở thích của mình.
Bài Tin Mừng hôm qua nói về những người nghèo, Giuse và Maria, luôn giữ luật Chúa và đem bình an của Chúa Giêsu đến với mọi người.
Nguyện xin Hài Nhi Giêsu đến hướng dẫn và giúp đỡ những bạn trẻ tìm về Chân - Thiện - Mỹ của cuộc sống và bình an trong tâm hồn.
Bluefish

Wednesday, December 29, 2010

Giáng Sinh 2010

Giáng Sinh hồng phúc - Giáng Sinh bình an


Mừng Chúa Giáng Sinh trong tình yêu của gia đình.
Con xin cảm tạ Chúa.

Các diễn viên đóng hoạt cảnh đều là những bạn trẻ được gọi là "đám giang hồ". Sau một thời gian sinh hoạt trong Đaminh trẻ của giáo xứ, mặc dù vẫn chưa mất đi hoàn toàn "chất giang hồ" trong cách nhìn của mọi người, nhưng các bạn đã vui vẻ đều đặn tham gia vào những sinh hoạt như giữ xe cho người đi lễ ở nhà thờ, thu gom ve chai bán gây quỹ, tham dự giờ kinh tối của hội đoàn Đaminh trẻ... Đêm Giáng Sinh năm nay, các bạn tham gia đóng hoạt cảnh trong giáo xứ. Các bạn đã góp phần đem niềm vui và bình an của Hài Nhi Giêsu trong Đêm Thánh đến với mọi người tham dự.
Một điều đáng chú ý: diễn viên đóng vai người cha (Giacop) là một bạn trẻ con nhà giàu, không Công giáo, khét tiếng ăn chơi trong vùng. Sau thời gian tham gia sinh hoạt cùng những người bạn "giang hồ" của mình, bạn trẻ này đã xin học giáo lý và trở thành người con của Chúa. Bàn tay Chúa thực hiện cho công cuộc loan báo Tin Mừng của Người thật diệu kì! Có mấy ai nghĩ rằng những thanh thiếu niên "ngỗ nghịch" có thể đem Chúa đến với mọi người. Các bạn trẻ "ngỗ nghịch" ấy cần sự quan tâm hơn nữa từ mọi người, vì họ là con Chúa, vì họ là tương lai...

***

Bàn tay Hài Nhi Giêsu giang rộng
để ôm trọn mỗi con người.
Trong vòng tay yêu thương của Thiên Chúa,
mỗi người sẽ tìm thấy bình an...

Bluefish

Lễ các thánh Anh Hài

Năm xưa, vua Hêrôđê, vì quyền lực, danh vọng, lợi ích của riêng mình mà ra lệnh giết chết bao nhiêu trẻ nhỏ. Tiếng khóc than thương nhớ con của những người mẹ "ở Rama, vẳng nghe tiếng khóc than rền rĩ: tiếng bà Rakhen khóc thương con mình và không chịu để cho người ta an ủi, vì chúng không còn nữa". Vì lo sợ bị lật đổ, mất quyền, mất chức... mà vua Hêrôđê đã sát hại con của người khác. Tội ác của ông bị mọi thế hệ lên án mỗi khi tưởng niệm các thánh Anh Hài.
Ngày nay, biết bao hài nhi đã bị giết bỏ khi vẫn còn trong bụng mẹ. Người ta giết bỏ chúng cũng vì lợi ích bản thân, vì sự ích kỉ, vì lo sợ mang tiếng xấu, vì lo sợ sự ra đời của đứa trẻ sẽ cản đường họ trong cuộc sống, vì không dám chịu trách nhiệm với cách sống dễ dãi của mình, vì... Những sinh linh nhỏ bé ngày nay cũng phải chịu tử đạo, nhưng chúng không phải đối diện với sự ích kỉ, tàn ác của một ông vua đầy quyền lực, mà chúng bị chính những người mẹ, người thân giết bỏ... Tội ác này sẽ bị ai lên án? Người thân? Cộng đồng xã hội? Hay đây không còn được xem là một tội ác đáng bị lên án nữa vì đã quá quen thuộc rồi, hoặc nó vô hình chung đã trở thành một giải pháp cho những vấn nạn trong xã hội thực dụng ngày nay?


Con số thống kê của một vị bác sĩ nêu trong Đại Hội Dân Chúa: trong cả nước Việt Nam, cứ 6 giây là có 1 ca nạo phá thai. Điều này có gióng lên hồi chuông báo hiệu cho quốc gia này?


Nguyện xin các thánh Anh Hài nơi Thiên Quốc xoa dịu những nỗi đau của các hài nhi bị chối bỏ.
Xin cho những người sắp làm mẹ biết can đảm đón nhận những đứa con ngoài ý muốn của mình
vì chúng là CON, không phải là VẬT CẢN.
Nguyện xin Thiên Chúa chúc lành cho mọi người.

Bluefish

Monday, December 27, 2010

Gia Đình Thánh - Tổ ấm

Gia Đình Thánh - Thánh Giuse, Đức Mẹ và Chúa Giêsu: Mỗi thành viên trong Gia Đình Thánh đều là những tấm gương sống động trong việc cùng nhau xây dựng một TỔ ẤM yêu thương.
TỔ ẤM - hai tiếng tạo cho người nghe một cảm giác bình an, được bao bọc, chở che.
TỔ ẤM - hai tiếng quen thuộc của người Việt Nam khi nói về gia đình.
TỔ ẤM - hai tiếng tạo nên một danh từ chỉ nơi sự sống được hình thành, phát triển trong tình yêu thương, đùm bọc, nâng đỡ và trân trọng.
TỔ ẤM - ...


***

Có một bến đậu bình yên mang tên “Tổ ấm”

Có một cuốn sách, mà mỗi khi cầm lên là một lần tôi say mê theo dõi, là cười, là khóc… Tôi đang nói về “Gió qua rặng liễu” của Kenneth Grahame, tác phẩm của văn học thiếu nhi Anh.
 Đọc “Gió qua rặng liễu” là lạc vào thế giới hấp dẫn cùng những cuộc phiêu lưu của loài vật , để theo chân Chuột Chũi băng qua những cánh đồng, mê mẩn cùng Chuột Nước chèo thuyền đi giữa dòng sông thơ mộng.
Hào hứng cùng chú Cóc huênh hoang, kiêu ngạo tham gia những cuộc dạo chơi, những cuộc rượt đuổi mạo hiểm đến đứng tim, và trầm ngâm bên bác Lửng già trong một căn nhà dưới lòng đất ấm áp và an toàn.
Cái thế giới trong “Gió qua rặng liễu”có một sức cuốn hút không thể cưỡng lại. Đó là một thế giới mà dường như tất cả mọi điều đều tốt đẹp - thế giới của những con vật luôn sống hoà thuận bên cạnh nhau. Giữa chúng chỉ có tình bạn đẹp đẽ và chân thành, sâu sắc và bền chặt.
Trẻ con tìm đến với “Gió qua rặng liễu” để thoả những khát khao hiểu biết và khám phá những điều mới lạ. Còn người lớn chúng ta đến với tác phẩm như là tìm về một nơi bình yên trong tâm hồn, để thả mình trôi theo thứ cảm xúc thật trong sáng, bình dị mà ấm áp.
Nhưng ấn tượng sâu sắc nhất đọng lại trong tôi mỗi lần gấp cuốn sách lại là cái cách mà Grahame nói về ý nghĩa thiêng liêng của hai tiếng “tổ ấm” trong cuộc đời mỗi con người.
Tổ ấm, ấy là nơi ta, vì mải đuổi theo những cám dỗ bên ngoài mà đã bỏ nó đi trong một ngày rực rỡ. Nhưng tổ ấm của ta không oán trách ta, hờn giận ta, mà vẫn luôn nhớ mong ta và sẵn sàng chào đón ta trở về.
Tổ ấm, ấy cũng là nơi ta có thể trót lãng quên nhưng khi có cơ hội gặp lại nó, ta lại không kìm nén được lòng mình mà chỉ muốn sà vào lòng nó, để hít hà cho trọn cái mùi quen thuộc, để vuốt ve những đồ vật xưa cũ mà ta đã gắn bó, để lòng mình bình yên khi bước chân mỏi mệt. Và nếu không được làm tất cả những điều ấy, ta sẽ thấy lòng mình tan nát.
Tổ ấm, cho dù nó không được đẹp đẽ, giàu sang, xinh xắn như nơi ăn chốn ở của “ai kia” nhưng nó là tổ ấm của riêng ta, và ta yêu nó.
Tổ ấm của anh chàng Chuột Chũi trong câu chuyện là những điều nhỏ bé, là lạ, vui vui và cũng đầy ắp cảm động như thế: “Nó nhận thấy rõ ràng cái căn phòng này mới mộc mạc, bình dị và thậm chí nhỏ hẹp làm sao, mà cũng nhận thấy rõ ràng căn phòng ấy ý nghĩa biết bao đối với nó, và thấy được cái giá trị đặc biệt của một bến đậu như thế trong cuộc sống của mỗi người...
Cái thế giới trên kia thật là quá mạnh mẽ, vẫn mời gọi nó, thậm chí ngay cả tận dưới này, và nó biết là mình phải trở lại cái sân khấu lớn hơn ấy. Nhưng thực cũng tốt khi nghĩ rằng nó có căn nhà này để mà trở về, nơi này hoàn toàn là của riêng nó, những đồ đạc này đã rất vui mừng được gặp lại nó và nó có thể tin chắc rằng chúng lúc nào cũng chào đón mình một cách bình dị như thế.”
Giống như Chuột Chũi, ta biết rằng mình sẽ không thể ở mãi trong tổ ấm của mình, sẽ có ngày ta phải rời xa nó để đi khám phá những miền đất mới. Nhưng dù ở đâu, khi nào, chúng ta vẫn thấy an lòng vì biết rằng, ở đâu đó, vẫn có một bến đậu ấm áp và bình yên mang tên “Tổ ấm” chờ đón ta, mãi mãi thuộc về ta, để ta tìm về sau những mệt nhọc và giông bão của cuộc đời.

***

Cầu chúc mọi gia đình, trong dịp mừng lễ Thánh Gia,
đều tìm lại hơi ấm tình yêu nơi TỔ ẤM của mình
và từ nơi đó, sự sống lại được phát sinh
và triển nở trong ơn nghĩa của Thiên Chúa.

Bluefish

Thursday, December 23, 2010

CHRISTMAS, THE NATIVITY OF JESUS December 25, 2010

By Mount St.Joseph

Readings:  Isaiah 9:1-6   Titus 2:11-14   Luke 2:1-14
Christmas is God’s special gift to humankind and especially to each one of us. It is the day when we celebrate the birth of Jesus, the God-man who came into the world to save us. He was born in utter poverty and destitution yet in obedience to God that he may establish God’s kingdom on earth. Today the Christmas message of joy is proclaimed to the entire world and the church recaptures it in three stages. First there is the anxious expectancy expressed by Prophet Isaiah that those who walked in darkness have seen a great light. The king will come and bring peace and justice to the world.  The people have been given new hope and joy. Second is the actual coming expressed in the simplest narratives of a journey, the birth of a child, and the angels singing.  Lowly shepherds are the first to be informed about the miraculous event.  The good news given to them is shared by all. Third is the theological reflection that the child expected has come and in him the Grace of God is revealed and the salvation has been made possible for all. It comes to us through the saving work of Christ.  Yet we wait in hope that the Lord will come again. God chooses to come to us as a helpless infant and that too born in humblest of all circumstances. He did it because he loves us and he wants to share himself with us. He does not want merely to exist alongside us but wants to be a part of everything that we are. Hence on this day God became one of us, to love each one of us intimately, passionately and without any limit.
Christmas is a celebration of joy, hope and peace. It is a feast of joy to celebrate the greatest moment in history to tell everyone that the savior is born, good news is announced and newness is proclaimed. On this day we meet each other and greet each other with the festal wishes, exchange cards, gifts and sweets.  We share with each other this happy moment that even enemies speak to each other and those who are fighting will call it a day of truce.  They cannot fight on a Christmas day for sure. They will continue the next day. It is a joy of love when God showed his love for us by sending his own beloved son who will continue to live with us forever.  This is the ultimate expression of God’s love for us.  It is the day when the earth is transformed as God comes to dwell in the human context. Hope is given to the world that exists in a hopeless situation.  The savior has entered the world; the creator has become a creature, to give the world a new dignity.  God has emptied himself to fill us with hope.  It is a day of peace to the world that is struggling with conflicts and disturbance. This message of peace was proclaimed by the angels at birth of Jesus:  peace to those of good will. Jesus the God of peace will give his peace for us and this peace will last forever. His birth has transformed the world.
The first reading from Prophet Isaiah reminds us of the blessings the promised Messiah brought to humanity. We have the reason to thank God for sending us the savior and for having made us members of his chosen people. Isaiah knew about the vulnerability and oppression of the kingdom due to the misguided policies of former kings. The prophet’s words paint an image of darkness, gloom, heavy burdens trampling boots and cloaks soaked with blood. But God has a plan for restoration.  The time has come for people to walk with the light of faith. The reading tells us that the people see a great light leading them out of the gloom and darkness surrounding them. The faithless leadership of Judah’s kings left the people vulnerable to the enemies. The prophet is confident that God will not leave them alone. The Light is on the way and the people will rejoice and their land will yield a rich harvest. The country will be free from the ravages of war. The light of faith will have its origin from the royal line of David. Here Isaiah sees the birth of a royal child who will lead the way for the people. This child will sit on David’s throne and the new age has dawned. They will give this royal son titles that will display his gifts. This child will be a counselor, a hero, a father and a prince of peace. However, all the glory belongs to God.
In the second reading Paul writing to Titus says that the grace of God has appeared in bodily form in Jesus. God’s freely given love, God’s grace, is a power that has entered the lives of Christians and enables them to live a Christ like life. It trains them to reject whatever would lead them away from God and practice virtue.  This first took place at the birth of Jesus. It became more manifest when he gave himself on the cross for our salvation. It continues to manifest itself in the church in its eagerness to do well. At the same time the church looks forward to the final coming of Jesus. Then grace will become glory as Jesus saves us from sin.  Paul says that God’s goodness and kindness in creating us had more than our span on this earth in view for us. He gave us gifts capable of knowing and understanding him and capable of enjoying a share in his own divine happiness.  Christ came to save humankind from evil and make all the people eager to do what is good.  By living such a life we are able to await confidently the coming of Christ in glory.
The Gospel of Luke gives us the narrative about the birth of Jesus placing him at the center of the secular Roman history.  Caesar Augustus had called for a census and he expected each adult male to report and register in his home country. Hence Joseph had to go to Bethlehem along with Mary to his native country.  There Jesus was born in a manger or a cave because there was no room for them in the inn. The creator of the universe could not find a place for his own son on earth.  His warmth was from the animals; his visitors were the shepherds, the illiterate the reject of the society who everyone looked at with scant respect. Later it was the foreigners, pagans who came to visit and offer him the gifts fit for the king and a priest. The angels become his messengers and proclaim the good news. There was no grandeur, no pomp or salute of guns for the arrival of a king. Instead there is the total silence and quietness at his arrival. The gospel tells us that Mary wrapped him in swaddling clothes and laid him in the manger because they had no room in the inn. There was no place for him as all the inns were all occupied because of the crowds. They could not provide a place for the saviour of the world though unknowingly and the outstanding event of history went unnoticed. Yet the whole atmosphere was suffused with joy.  There was the joy of the angels and the enthusiasm of the shepherds as they hasten to Bethlehem to find the new-born child.  Joy is a theme which goes right through Luke’s gospel. It is one of the characteristics of the true Christian.
Today the new king is born to us and he is not like any other secular king.  From his birth to death all that surrounded him is contrasted with the secular king and his kingdom.  The first people to find out about his birth are not the royal officials, religious officials, military leaders or the wealthy elite.  Such would be the case with a secular king. Here the first people to be informed are the shepherds whose social and political status would be among the lower ranks.  It is to such as these the angels announce the birth of Jesus and declare he is the savior messiah and the Lord. There is no palace or royal household for him but is wrapped in swaddling clothes and is placed in a manger. The story is fulfilled on the cross where a king is hanging on a cross and is crowned with thorns and is made an item of mockery before all peoples. Yet he is the real king born for us. We are aware that Christmas is the birthday of Jesus and we share it too since we are reborn as the children of God through Jesus on this day. St John tells us that all those who received him and believed in his name, he gave the power to be the children of God.  This is the news of great joy and he is the great light that has appeared in the world.  This child that is born in the world, a son is given to us in order to make us children of God. He will uphold justice and righteousness forever. This light has come in the lives of people for the people who walked in darkness have seen a great light.  Hence the Angels could joyfully announce to all “Glory to God in the highest and peace to those of good will.”
Christmas is indeed a hard reality. It is a day when we realize that the whole world has changed.  It is a day of joy and sharing, of love and forgiveness. He has come to infuse transformation in every area of life. Today God tells us that we have to change and respond to God who has become man.  For Mary and Joseph it was a hard reality.  They had leave their home and go to a totally unknown place.  They have to put up with all difficulties and move along with the crowds.  Even God does not change anything to help his own son.  When the new baby is born there is no celebration but only silence.  Their visitors are the shepherds the discard of the society. We have beautiful statues carved and them carrying the sheep. But they were actually ruffians, the hired ones as Jesus says with little concern for the sheep. They were the outcasts of the society, generally considered unreliable persons.  They were chosen as God’s choice is unique and special. It shows the freedom of God and he chooses the ones he loves. Then there were the angels the messengers of God who bring the message of peace and show the sign of the baby wrapped in swaddling clothes and placed in the manger. They all respond to the coming of the Lord into the world.
When Jesus first came into the world about two thousand years ago, his arrival was in fulfillment of the promises of God. Scriptures tell us that from the fall of the first parents God promised to send us a redeemer. The people of God waited eagerly for him. Sometimes they showed their fidelity to God and at other times they failed.  In spite of this God sends his son to the world. The birth of Jesus is a reminder that God has not forgotten us. It is a reminder of how much God loves us. It is a reminder that God has reached down to us so we in turn may reach up to Him with praises and glory in thanksgiving for our salvation. Indeed, we have not been forsaken by God.  By his birth in this world of darkness and confusion, the God who became man shows us his will to accept the entire humanity to himself and to raise it up and integrate it into God’s loving plan. Today’s Gospel very carefully sets the tone both for the personal lifestyle of Jesus and of the purpose for which he has come, to share his peace love and joy. Like the shepherds who went with haste and shared the good news, we as Christians are also called to go with haste and share the good news. The Gospel chosen for the morning mass tells us how the word which existed from the beginning became incarnate for us and pitched his tent among us.  John tells us that he is the light that shines in the darkness and takes away the darkness from within us. As Christians, we are entrusted by God with the apostolate by virtue of our Baptism and Confirmation, as a right and duty, individually or grouped in associations, to work so that the Divine message of salvation may be known and accepted by all men throughout the earth. This duty is even more pressing when it is only through us as individual persons that some may hear the Gospel and know Christ.  Today as we greet each other with the Christmas message, we pray to the Baby Jesus to give us the gift of Peace, Joy and hope. We ask him to make us his messengers to the world as he did to the simple shepherds of Bethlehem.  We ask him to fill our hearts with that peace and to make us his witnesses in the world.  Let us look at Mary, the person who kept all things in her heart and contemplated over them and ask from her the confidence to share the message with all.
What is the spirit of Christmas for us today? It is to make room for all who are sad, empty in their lives, that that are depressed and discarded by others. Once, the fourth grade students of a school put up a short Nativity play during the time of Christmas. Among the actors there was a boy who was larger in size, yet kind at heart and wanted to be shepherd and carry the sheep on his shoulder; but because of his size, the teacher made him inn keeper to drive out Mary and Joseph, a role he reluctantly agreed to play. As the play went on Joseph came in and pleaded the inn keeper for some room. The little innkeeper loudly told them there is no room and they must leave. He started moving away. Then Mary turned to Joseph and started crying.  This made the inn-keeper boy to turn back and instead of moving away angrily as in the play, he came back to the surprise of all, said softly to Mary and Joseph, look there is no room here in the inn but you can take my room and have all the privacy you need. True the play went off the track but the showed the spirit of Christmas that there is room for every one if we choose to give it. Similarly Jesus who had no room saw that we all would secure room in his birth. Now the poor, lame, blind, lepers and all will find a room in the babe of Bethlehem. The presence of Jesus gave room for everyone. This is because she wrapped him in swaddling clothes and laid him in the manger because there was no room for them in the inn; but Jesus found room for us all by emptying himself.
Wishing you all the readers a Merry Christmas and Joys of an Eventful New Year 2011. May God Bless us all.
Fr. Eugene Lobo S.J. Rome
http://msjnov.wordpress.com/2010/12/19/christmas-the-nativity-of-jesus-december-25-2010/

ƯỚC MƠ CỦA CHÚA

Giáng sinh năm ấy trời thật lạnh và tuyết rơi xối xả. Trời đã xế chiều, trong bóng tối và giá lạnh, có một cô bé bán diêm nghèo khổ co ro bên lề đường. Trời lạnh lắm, trong chiếc áo mỏng bẩn thỉu cô bé đã cóng cả người, và cô bé đã dùng những que diêm để sưởi ấm, cũng như để thắp riêng cho mình những ước mơ.
Câu chuyện cổ tích “Cô bé bán diêm” của tác giả người Đan Mạch Hans Christian Andersen một thời đã đánh động biết bao tâm hồn bạn đọc. Và mỗi độ đông về, khi chim non không còn ríu rít trên cành, nó đi tìm về nơi trú ẩn cái lạnh mùa đông, lá khô rơi rụng cả một con đường dài, từng hàng cây trơ trụi, gầy guộc, khắc khoải, bơ vơ, thì một câu hỏi vẫn canh cánh bên lòng chúng ta: Làm sao, làm sao và làm sao để san sẻ với những mảnh đời, những hoàn cảnh của những con người mà cuộc đời họ còn nhiều lắm những lo toan,…?
Mỗi dịp lễ Chúa Giáng Sinh, ta đến trước máng cỏ kính viếng Chúa Hài Đồng trong hang đá Bêlem. Hài nhi Giêsu phải tạm trú trong chuồng súc vật. Người trở thành người nghèo khổ nhất trong nhân loại. Sinh ra không nhà không cửa, Người đang lên tiếng thay cho những người nghèo khổ. Hôm nay vẫn còn biết bao gia đình phải lang thang không nhà không cửa. Vẫn còn biết bao trẻ em sinh ra ngoài đầu đường xó chợ. Vẫn còn nhiều kiếp người sống cuộc sống lam lũ tăm tối khổ sở, chui rúc trong những căn nhà ổ chuột không hơn chuồng súc vật. Những người đó hiện thân trong Chúa Giêsu Hài Đồng đang chất vấn chúng ta về công bằng và bác ái.
Suy gẫm về việc Chúa được sinh ra, tôi se thắt lòng khi hướng về Việt Nam nơi có tỉ lệ những ca nạo phá thai cao nhất thế giới. Và còn rất nhiều nơi trên khắp mặt địa cầu này, những người cha người mẹ – những kẻ đã và đang nhẫn tâm giết hại chính con mình với đủ mọi lý do để biện minh cho tội ác giết người. Hẳn chúng ta sẽ ấn tượng kinh hoàng khi báo đài mới đây đưa tin về việc phát hiện hơn 2000 hài nhi trong một ngôi chùa ở Bangkok. Sự kiện này đang châm ngòi tranh cãi ở Thái Lan về đạo đức và pháp luật quanh việc phá thai, mà theo Phramaha Vudhijaya Vajiramedhi, một nhà sư có tiếng phát biểu trên tờ Post Today bằng tiếng Thái: “Đó thật là trọng tội”.
Trong hang đá, trên máng cỏ, Hài nhi Giêsu không nói, nhưng cất tiếng khóc. Tiếng khóc đó chất vấn lương tâm chúng ta. Tiếng khóc đó mời gọi chúng ta tôn trọng phẩm giá đồng loại, tôn trọng quyền con người, quyền được sống và được hạnh phúc của con người.
Chúa sinh ra nơi thấp hèn, trong đêm đông giá lạnh và u tối, sinh ra giữa nơi bò lừa vì ước mơ của Chúa là để chung chia thân phận con người, ước mơ để xóa tan đêm trường băng giá và đưa lại niềm vui, hạnh phúc cho những ai đến triều bái người. Là người Công Giáo: Chúa Giêsu giáng sinh nhắc cho chúng ta về món quà sự sống vô giá mà Chúa ban. Lời mời gọi thăng tiến sự sống, lời mời gọi đem yêu thương và bình an lan tỏa khắp nơi đang thúc dục tất cả chúng ta.
Ước mơ của Hài nhi Giêsu đánh bại tất cả mọi ngụy biện nhằm hủy hoại sự sống. Ước mơ của Chúa Giáng sinh thúc giục mỗi người tự vấn lại chính mình về sự sống của mình và của người khác.
Tự hỏi gió đông có bao giờ ấm áp? nhất là khi con người ta phải sống bơ vơ, sống lẻ loi một mình không nơi trú chân khi đêm về, hay phải lang thang khắp các con phố, những hang cùng ngõ hẻm lượm lặt từng chiếc túi nilon, từng mảnh giấy, từng chai nhựa khi mà sương đêm đã bắt đầu buông xuống, từng cơn gió mùa đông rít lên, se lạnh lòng người. Mùa đông sẽ chưa thật sự ấm áp khi mỗi độ Giáng sinh về, trong những ngày cuối năm, sau những dịp lễ lớn, những bệnh viện lại chật ních những cô gái còn rất trẻ đi phá thai!
Mùa đông sẽ thật ấm áp cho những ai đang sống trong hạnh phúc của tình yêu, Hãy đến với Hài Nhi Giêsu nằm trên máng cỏ trong hang đá Bêlem. Người là hiện thân của sự thật, sự sống (Ga 6, 68), của tình yêu: “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Ga 4,16); Ngài là: “Cố vấn kỳ diệu, thần linh dũng mãnh, người cha muôn thuở, Thái tử hoà bình” (Is 9,5), của sự tự do: Tự do của con cái ánh sáng (Ga 1, 9). Nhìn ngắm Người, ta sẽ học được những bài học giải đáp cho những vấn đề của thế giới, của con người, và nhất là của chính bản thân ta. Sống theo gương Người, ta sẽ góp phần xây dựng một thế giới tươi đẹp, không chỉ ấm áp tình người mà còn cao đẹp với những giá trị tinh thần, những phẩm chất đạo đức. Vì ước mơ của Chúa là: “Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta. (Mt 1:23).
Đại Tài

Wednesday, December 22, 2010

GIÁNG SINH...

BONG BÓNG VÀ GẤU BÔNG
Tan lễ đêm, anh và bạn gái đi dạo phố thêm. Giờ này, bên hè phố vẫn còn một em gái đang ngồi bán gấu bông nhưng không thấy ai mua. Anh tội nghiệp cô bé, vòng xe lại, tắp vào mua gấu bông cũng là để tặng bạn gái. Đang định hỏi giá gấu bông, một em trai chạy đến, mời mọc: “Chú ơi! Mua bong bóng giúp con.” Cô bạn gái ngồi sau xe vội nói: “Anh ơi! Mua một thứ thôi.” Em gái bán gấu ôm cũng nhanh nhẹn nói: “Chú mua bong bóng đi. Khỏi mua gấu ôm cũng được.” Anh hơi khó hiểu hỏi lại: “Tại sao lại không mua gấu ôm cũng được?” Cô bé nói nhỏ nhẹ như có nước mắt: “Nó là em trai con. Gấu bông để lâu được, còn bong bóng đã bơm thì cần bán ngay.” Tuy anh không nhiều tiền nhưng vẫn quyết định mua một con gấu ôm và một trái bóng bóng lớn. Trên đường về nhà, nhìn hàng chữ “Merry Christmas and Happy New Year” trên quả bong bóng, anh nói với bạn gái: “Ở độ tuổi đó, ngày lễ vui như hôm nay, đáng lẽ hai em đó phải được ở trong nhà với cha mẹ và chơi những đồ chơi các em thích.”

THIỆP GIÁNG SINH

Tôi mở email ra thấy hơn một chục cái với tiêu đề “Merry Christmas…”. Tôi cũng tìm các mẫu thiệp sẵn có trên mang gửi đáp lễ lại các địa chỉ đã gửi đến. Trên đường về nhà trọ, tôi ghé nhà sách mua thêm một số thiệp in sẵn để gửi cho bạn bè và một số mối quan hệ xã hội. Về đến phòng, bạn tôi đưa thêm một số thiệp mới nhận được. Làm tôi bất ngơ và đáng lưu tâm là tấm thiệp của đứa em gái ruột ở quê nhà. Nó mới 13 tuổi mà đã biết lấy hoa khô, cỏ dại dán lên một tấm giấy bìa làm thiệp Giáng Sinh. Trong thiệp còn có ghi chuyển lời chúc của cha mẹ đến tôi. Tôi cảm động đến muốn khóc và thấy có lỗi vì tôi đã chưa gửi một tấm thiệp nào về cho gia đình. Những tấm thiệp ảo trên mạng, những tấm thiệp nhà in in sẵn, tôi thấy có gì đó vô hồn hơn tấm thiệp làm bằng tay đây tình thương gia đình và hương sắc quê mình.

TUỔI HẸN HÒ

Cậu con vừa đưa bố về nhà đã vội phóng xe máy đi tiếp. Nhìn ông bước vào nhà với vẻ không vui, bà hỏi: “Ông đi viếng hang đá được mấy giáo xứ mà đã về?” Vẻ mặt không vui, ông nói: “Bà xem đấy. Tôi cũng có tuổi rồi mà thằng út trở tôi, nó cứ chạy băng băng trên phố. Xem viếng hang đá gì mà phải xem vội xem vàng. Mới thả tôi xuống trước nhà, nó lại vội vòng xe phóng đi mất. Uổng công ngày xưa khi nó còn bé, đưa nó đi học bằng xe đạp, tôi phải cẩn thận dặn ôm chặt lấy bố, giữ bàn chân không được đút vào căm xe.” Với kinh nghiệm thời tuổi trẻ và linh cảm của người mẹ, bà vừa mỉm cười vừa nói: “Ngày xưa lúc quen tôi, thời còn hiếm xe máy, ông trở tôi bằng xe đạp cũng chạy nhanh và khoẻ lắm đấy. Tối nay con mình vội vàng vì nó cũng đến tuổi hẹn hò rồi!”

CÂY THÔNG GIẢ
Cũng sắp đến Giáng Sinh, năm mới đến gần, tôi bàn với chồng mua một cây thông thật lớn để ở giữa phòng khách trông mới tương xứng với căn nhà rộng rãi sang trong mới mua. Đang trang trí thêm những cánh thiệp Giáng Sinh người ta gửi chúc mừng lên cây thông, tôi thấy thấp thoáng ngoài cổng có bóng người. Một cô bé đang lưỡng lự có nên bấm chuông cổng hay không. Trên tay cô bé là một bó nhỏ vừa hoa hồng lẫn hoa cúc trắng. Tôi ra mở cổng, hỏi xem cô bé muốn tìm ai, có việc gì. Giọng nói của cô bé hơi ngượng ngịu: “Cho cháu vào cắm hoa cho Đức Mẹ được không cô? Khi còn được ở nhà này, cháu vẫn thường dâng hoa cho Đức Mẹ ở tượng đài góc sân kia.” Lúc đó, tôi nhận ra mình không xứng với ngôi nhà mình có và cây thông giả không thể sánh cùng Đức Mẹ được nhiều người tôn kính, mến yêu.

CÙNG NHAU LÀM HANG ĐÁ
Ba gia đình sát nhà nhau. Ba ông chồng thường ngày vẫn ngồi với nhau uống trà, hút thuốc. Họ gọi nhau là anh hai, chú ba, chú úc. Nhà chú ba có khách ở thành phố về tặng cho một tượng Chúa Hài Đồng và một cây thông, gia đình làm một hang đá trước nhà, có vẻ hãnh diện lắm. Hôm đó, chỉ còn anh hai và chú út ngồi uống trà, nói chuyện. Hai người nói những câu đại loại như: “Mừng Chúa Giáng Sinh cốt ở tấm lòng. Mấy thứ kia chỉ là phù vân, chóng qua.” Ba bà vợ thường gọi nhau đi chợ, hôm nay chỉ còn có hai.
Đến lượt nhà chú úc cũng có tượng Chúa Hài Đồng do thằng con đi làm ở thành phố mang về. Gia đình chú úc cũng có hang đá nho nhỏ trước nhà. Hôm đó, ba ông gia trưởng không thấy ngồi tâm sự với nhau nữa. Ba bà hiền mẫu cũng chẳng còn rủ nhau đi chợ.
Đêm qua có một trận mưa trái mùa, hai cái hang đá nhà chú ba và chú út đều bị hư hại nặng. Người ta thấy ba chị em hàng xóm lại í ới rủ nhau đi chợ và ba anh em láng giềng lại ngồi uống trà hút thuốc với nhau. Họ bàn tính với nhau làm chung một cái hang đá thật lớn và đẹp.

ĐOM ĐÓM VÀ ĐÈN ĐIỆN GIÁNG SINH
Tám năm về trước, tôi cùng một anh bạn có dịp về huyện Giồng Trôm ở Bến Tre. Nhìn xa xa bờ sông, chúng tôi thấy những dây đèn điện nhấp nháy, anh bạn tôi la lên: “Ở đây người ta mừng Giáng Sinh sớm quá!” Đi đến gần hàng cây có ánh điện nhấp nháy, chúng tôi phát hiện ra những chú đom đóm nhiều vô kể. Lạ lùng là chúng chỉ tập trung đậu vào một số cây đó mà thôi. Dân địa phương cho biết đó là cây bần. Đom đóm, không biết vì lý do nào đó, rất thích tập trung ở cây bần. Khá ngạc nhiên về một sự lạ thú vị nhưng tôi thấy buồn buồn vì biết rằng gần đây không có nhà thờ và không có người công giáo. Từ dạo đó đến giờ, tôi chưa thăm lại Giồng Trôm nhưng lòng vẫn thầm nguyện cho công cuộc truyền giáo. Nơi đó sẽ có nhà thờ, có người công giáo và có đèn điện Giáng Sinh thật sự.

...

12 -2010
Dân Chài

http://www.baicamoi.com/?paged=2

Friday, December 3, 2010

Saturday, November 27, 2010

HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI DÂN CHÚA NGÀY I (22/11/2010)





Sứ điệp của Đại Hội Dân Chúa Việt Nam 2010

âa5v av61. Trong Năm Thánh 2010 nhân kỷ niệm 350 năm thiết lập hai địa phận tông tòa đầu tiên và 50 năm thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã triệu tập Đại hội Dân Chúa, từ ngày 21 đến 25 tháng 11 năm 2010, tại Trung tâm mục vụ Tổng giáo phận Tp. HCM. Hiện diện tại đại hội, có 32 giám mục, 300 đại biểu linh mục, tu sĩ, giáo dân thuộc 26 giáo phận và các dòng tu trên cả nước. Đại hội hân hạnh đón tiếp các vị đại diện đến từ các Giáo hội Canada, Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Pháp, Thái Lan, và đại diện các cộng đoàn công giáo Việt Nam hải ngoại.
Từ khắp mọi miền đất nước quy tụ về đây như anh chị em dưới một mái nhà, đây chính là thời điểm của ân sủng và kinh nghiệm quý báu Chúa ban cho Hội Thánh tại Việt Nam. Xin dâng lời tạ ơn Thiên Chúa về hồng ân cao quý này. Đồng thời, ý thức rằng trong suốt thời gian đại hội, được anh chị em tín hữu công giáo tại Việt Nam cũng như hải ngoại luôn đồng hành trong lời cầu nguyện và qua những ý kiến đóng góp cho đại hội, xin gửi đến mọi người lời cảm ơn chân thành nhất.

2. Đại hội Dân Chúa được khai mạc trọng thể vào ngày lễ Chúa Kitô Vua vũ trụ, 21-11-2010, tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Sàigòn với sự tham dự đông đảo của anh chị em tín hữu. Cử hành lễ Chúa Kitô Vua vũ trụ để khai mạc đại hội giúp chúng tôi xác tín hơn vào sứ mạng của Hội Thánh. Chúa Kitô đã thiết lập Nước Thiên Chúa là “vương quốc của sự thật và sự sống, vương quốc thánh thiện và toàn phúc, vương quốc công chính, yêu thương và an bình”. Hội Thánh Chúa Kitô có mặt trong lịch sử nhân loại với sứ mạng loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa trong quyền năng của Thánh Thần. Cũng thế, Hội Thánh Chúa Kitô tại Việt Nam có sứ mạng loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa, tiếp nối sứ mạng yêu thương và phục vụ của Chúa Kitô, góp phần kiến tạo nền văn hóa sự sống và văn minh tình thương trên quê hương đất nước này.

3. Sứ mạng đó đòi hỏi Hội Thánh phải đổi mới không ngừng để thực sự là Hội Thánh Chúa Kitô giữa lòng quê hương Việt Nam. Chúng tôi xác tín rằng Hội Thánh tại Việt Nam không phát xuất từ sáng kiến và nỗ lực của con người nhưng hoàn toàn phát xuất từ Thiên Chúa, sống nhờ Ngài và hướng tới Ngài . Vì thế, trong mọi hoàn cảnh, điều quan trọng nhất vẫn là củng cố, canh tân, đào sâu mối hiệp thông của mỗi người tín hữu cũng như của mỗi gia đình, mỗi cộng đoàn với Thiên Chúa qua đời sống cầu nguyện, lắng nghe Lời Chúa và cử hành Thánh Thể. Cử hành Thánh Thể phải thực sự trở thành tâm điểm trong đời sống Hội Thánh tại Việt Nam. Để được như thế, cử hành Thánh Thể cần được nối dài bằng cầu nguyện và suy niệm Lời Chúa, đào sâu chân lý đức tin. Ước mong rằng trong những năm sắp tới, Hội Thánh tại Việt Nam sẽ đẩy mạnh việc phổ biến và học hỏi Lời Chúa bằng những phương thế khác nhau, để Lời Chúa thực sự trở thành của ăn nuôi dưỡng tâm hồn, kim chỉ nam và ánh sáng soi dẫn mọi quyết định và chọn lựa của các tín hữu.

4. Đại hội cũng xác tín rằng để thực sự là Hội Thánh của Chúa Kitô nhập thể và nhập thế, Hội Thánh tại Việt Nam phải nhập thể vào văn hóa và lịch sử của dân tộc mình. Trong hơn 4 thế kỷ hiện diện tại Việt Nam, Hội Thánh đã góp phần không nhỏ vào đời sống và sự phát triển của đất nước. Chính những người công giáo đầu tiên đã tạo ra chữ quốc ngữ mà mọi người Việt Nam hiện đang sử dụng. Các trường công giáo đã đào tạo biết bao nhân tài cho đất nước. Cũng chính người công giáo đã đem những giá trị nhân văn thấm vào đời sống xã hội như tôn trọng sự sống và phẩm giá con người, sự bình đẳng, tình bác ái, tinh thần phục vụ, hi sinh. Tiếp nối công trình của cha ông, Hội Thánh ngày nay cũng phải dấn thân vào việc xây dựng đất nước về mọi mặt : văn hóa xã hội, cũng như kinh tế chính trị, vì ý thức rằng: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, đối với người Công giáo, không những là một tình cảm tự nhiên phải có, mà còn là một đòi hỏi của Phúc âm”. Khi dấn thân xây dựng xã hội trần thế, Hội thánh “không hề muốn thay thế Chính Quyền, nhưng chỉ mong rằng trong tinh thần đối thoại và hợp tác tôn trọng lẫn nhau, Hội thánh có thể góp phần mình vào đời sống của Đất nước, nhằm phục vụ tất cả mọi người dân”. Đó cũng là lời chứng cho mọi người thấy vẻ đẹp đích thực của Tin Mừng như Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhắn nhủ tất cả chúng ta, giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân: “Bằng đời sống xây nền trên đức ái, sự liêm chính, việc quý trọng công ích, anh chị em phải chứng tỏ rằng người công giáo tốt cũng là người công dân tốt”.

5. Hội Thánh tại Việt Nam còn phải canh tân chính mình qua nỗ lực xây dựng Hội Thánh như một gia đình, trong đó mọi người hiệp thông với nhau như anh chị em một nhà, bình đẳng với nhau trên nền tảng ơn gọi làm người và làm con Chúa, chia sẻ cùng một sứ mạng và trách nhiệm dù được thể hiện trong những bậc sống và nhiệm vụ khác nhau. Sự hiệp thông này vừa là đòi hỏi vừa là lời chứng cần thiết mà Hội Thánh phải bày tỏ trước mặt mọi người như Chúa Giêsu đã thiết tha cầu nguyện: "Xin cho họ nên một như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha để họ cũng ở trong Chúng ta. Như vậy, thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai Con" (Ga 17, 21). Trong những ngày đại hội, chúng tôi cảm nghiệm được bầu khí hiệp thông huynh đệ này khi mọi thành phần Dân Chúa sống chung với nhau như anh chị em trong một gia đình, cùng lắng nghe tiếng Chúa qua cầu nguyện, chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm và suy tư về Hội Thánh qua các bài thuyết trình, tham luận và hội thảo, với thao thức xây dựng Hội Thánh như lòng Chúa mong muốn. Sự hiện diện của đại diện các Giáo Hội chị em lại mở rộng hơn nữa chân trời hiệp thông trong Hội Thánh Chúa Kitô. Ước mong bầu khí huynh đệ này được trải rộng và thấm sâu vào đời sống Hội Thánh tại Việt Nam ở mọi cấp độ, trong mỗi gia đình, mỗi giáo xứ, mỗi dòng tu, mỗi giáo phận.
Để bày tỏ khuôn mặt Hội Thánh như một gia đình, đại hội kêu gọi mọi thành phần Dân Chúa hợp tác chặt chẽ với nhau trong tình hiệp nhất yêu thương. Xin anh chị em giáo dân tích cực tham gia vào đời sống và sứ mạng của Hội Thánh bằng những khả năng chuyên môn Chúa ban cho mình. Các gia đình công giáo được mời gọi giữ vững và củng cố ơn gọi hôn nhân Kitô giáo, xây dựng gia đình như Hội Thánh tại gia, cái nôi của sự sống, mái ấm của tình thương và ngôi trường đầu tiên đào tạo con người toàn diện. Đối với các bạn trẻ, xin các bạn nhiệt thành tham gia vào những sinh hoạt của Hội Thánh để đem sức sống và sự tươi trẻ cho đời sống Hội Thánh. Gia đình và giáo xứ phải quan tâm đặc biệt đến việc giáo dục các đức tính nhân bản cho thiếu nhi, để sau này trở nên những con người hữu ích cho xã hội và Hội Thánh. Ước mong các tu sĩ thực sự trở nên dấu chỉ và chứng nhân sống động của tình yêu vô điều kiện mà Thiên Chúa dành cho con người, nhất là những người bé mọn trong xã hội. Đại hội nhấn mạnh vai trò của các giám mục và linh mục trong Hội Thánh. Công cuộc canh tân Hội Thánh cần được bắt đầu từ hàng linh mục, vì thế ước mong các giám mục và linh mục Việt Nam không chỉ là người quản trị giỏi nhưng trước hết là người của Chúa và là những mục tử nhân lành, biết gắn bó với Chúa Giêsu trong cầu nguyện để có thể phục vụ cộng đoàn theo gương Thầy chí thánh, biết tôn trọng và phát huy vai trò người giáo dân trong tinh thần đối thoại và cộng tác.

6. Để thi hành sứ mạng yêu thương và phục vụ của Chúa Kitô trong hoàn cảnh ngày nay, Hội Thánh phải là chất xúc tác của nền văn hóa sự sống và văn minh tình thương trên đất nước Việt Nam. Trong hai thập niên vừa qua, cùng với sự phát triển kinh tế, có nhiều điều đáng lo ngại cho tiền đồ của dân tộc. Nạn phá thai, ly dị, ma túy, mãi dâm, sự gia tăng cách biệt giầu nghèo, tình trạng bất công, bóc lột, tham nhũng, tàn phá môi sinh… tất cả đang có chiều hướng gia tăng và là những dấu hiệu cụ thể của “nền văn hóa sự chết”. Xác tín rằng Tin Mừng là “men của tự do và tiến bộ, nguồn của tình huynh đệ, của khoan dung và hòa bình”, nên hơn ai hết, người công giáo Việt Nam có sứ mạng kiến tạo nền văn hóa sự sống và văn minh tình thương trên đất nước này, đồng thời sẵn sàng đối thoại chân thành và cộng tác lành mạnh với mọi người thiện chí, không phân biệt tôn giáo hay chính kiến, nhằm phục vụ sự phát triển toàn diện của mọi người trong xã hội, nhất là những người nghèo khổ và bị bỏ rơi. Trong tinh thần đó, chúng tôi đề nghị Chính quyền Việt Nam mở rộng cánh cửa cho các tôn giáo tham gia vào việc giáo dục học đường và y tế cộng đồng, vì ích lợi của người dân và của cả dân tộc.

7. Đối chiếu với sứ mạng cao cả đã lãnh nhận từ Chúa Giêsu: “Anh em phải là muối cho đời, ánh sáng cho trần gian” (Mt 5, 13-14), chúng tôi nhìn nhận mình còn nhiều lỗi lầm thiếu sót, vì thế khiêm tốn xin Chúa và anh chị em trong cũng như ngoài Hội Thánh tha thứ cho. Hội Thánh cũng nhớ đến biết bao khổ đau, bất công, bách hại đã phải chịu trong suốt chiều dài lịch sử của mình, không phải để nuôi dưỡng oán thù nhưng để tha thứ và cầu nguyện cho những người đã bách hại Hội Thánh, theo gương Chúa Kitô là Đấng đã hoàn tất công trình cứu chuộc trong sự khó nghèo và bị bách hại. Các thánh tử đạo Việt Nam vừa là gương mẫu vừa là động lực thúc đẩy Hội Thánh thi hành sứ mạng yêu thương và phục vụ của Chúa Kitô trên quê hương đất nước mình.

8. Đại hội Dân Chúa Việt Nam kết thúc nhưng lại mở ra cho những bước chân hi vọng, niềm hi vọng được khơi nguồn và hoàn tất nơi Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Tất cả những ý kiến của đại hội sẽ được đúc kết thành những đề nghị, là chất liệu chính của văn kiện hậu đại hội, nhằm đưa ra những định hướng và kế hoạch mục vụ của Hội Thánh Việt Nam trong những năm sắp tới. Maranatha, lạy Chúa Giêsu, xin ngự đến (Kh 22, 20). Đây vừa là lời cầu xin vừa diễn tả niềm khao khát và hi vọng của đại hội. Nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ La Vang và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, xin Chúa ngự đến trong tâm hồn mỗi người chúng con và biến đổi chúng con thành môn đệ đích thực của Chúa. Xin Chúa ngự đến trong mỗi gia đình công giáo, để gia đình trở thành cộng đoàn thờ phượng Chúa, hiệp nhất yêu thương nhau và cùng nhau làm chứng cho Tin Mừng Nước Trời. Xin Chúa ngự đến và hiệp nhất tất cả chúng con trong cùng một sứ mạng yêu thương và phục vụ, quyết tâm xây dựng nền văn hóa sự sống và văn minh tình thương, để dung nhan Chúa bừng sáng trên quê hương Việt Nam chúng con. Maranatha, lạy Chúa Giêsu, xin ngự đến.
Làm tại Trung tâm mục vụ Tổng giáo phận Tp. HCM,
Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam 2010
Đại Hội Dân Chúa Việt Nam 2010

"Lạy Chúa, Đại hội Dân Chúa Việt Nam 2010 khép lại, chúng con bước vào Mùa Vọng, mùa của hy vọng và niềm vui. Xin cho mỗi người dân Việt chúng con bước đi trong ánh sáng của Chúa cùng với niềm hy vọng mở ra một chân trời mới, chân trời của sự sống và tình thương, trên quê hương chúng con và khắp cùng thế giới". 
Bluefish



1st Sunday of Advent

For as it was in the days of Noah, so it will be at the coming of the Son of Man. In (those) days before the flood, they were eating and drinking, marrying and giving in marriage, up to the day that Noah entered the ark. They did not know until the flood came and carried them all away. So will it be (also) at the coming of the Son of Man. Two men will be out in the field; one will be taken, and one will be left. Two women will be grinding at the mill; one will be taken, and one will be left. Therefore, stay awake! For you do not know on which day your Lord will come. Be sure of this: if the master of the house had known the hour of night when the thief was coming, he would have stayed awake and not let his house be broken into. So too, you also must be prepared, for at an hour you do not expect, the Son of Man will come. (Matthew 24: 37 - 44)



Interesting Details
• Context: At Jesus' time as is now, two issues are entangled. Some of those who believe that the end of time will come would try to calculate when that would be, and when the calculation fails, doubt is thrown on the notion of the end of time. In this passage, Matthew distinguishes the two. The end of time will come, but do not try to calculate it, instead be prepared always.
• This passage includes three parables of the end: the great flood, working men and women, and the thief. All three emphasize that the Second Coming will be sudden and unpredictable. The lesson is to WATCH right now.
• Who needs to watch? Not only sinners, but everyone. In Jesus' description, Noah's contemporaries were doing regular things (eating, drinking, and marrying). In the second parable, people were doing good work, and those who were saved appear to be the same as those who were not saved (though God can tell the difference).
• How should we watch? It may take time to prepare, and may appear contradictory to common sense. One example was Noah's building a great big boat on land and gathering a large collection of animals.

One Main Point
I should watch, open my eyes, and examine my life. Though it appears routine, commonly accepted, and like everyone else, am I ready?

Reflections
1. It is difficult to question what I do routinely, and even more difficult when it appears good. For example, I work hard to earn a living for the family I love; however I may forget to ask whether God calls me to work that much, whether I work in a loving manner, and whether I share my earnings with the poor in the ghetto I pass by everyday on the way to work. Do I set some time or get some outside perspectives to help me examine my life?
2. If I were to die tonight, what would I do now?
3. Would my watchfulness appear ridiculous to people around me, the way Noah's ark did? If so, dare I?

Monday, November 22, 2010

Giáo hội Công giáo giữa lòng quê hương Việt Nam

Giêsu mến.
Đại Hội Dân Chúa đã kết thúc ngày làm việc đầu tiên.
Đại hội chỉ diễn ra trong 5 ngày trong khi lại có biết bao điều trăn trở của tất cả các đại biểu tham gia muốn nói lên hầu có thể đóng góp cho việc canh tân, tìm một hướng đi mới thích hợp hơn cho Giáo Hội tại Việt Nam được khởi sắc giữa lòng xã hội hôm nay.
Thời gian lại có hạn. Ý còn nhiều mà chuông vẫn cứ phải rung lên để dành thời gian cho các đại biểu khác. Những trăn trở, những thắc mắc, những kiến nghị,... tất cả đều nói lên nỗi khao khát tìm kiếm một đường hướng tốt đẹp cho Giáo Hội trên quê hương Việt Nam.
Mầu nhiệm Giáo Hội: Gia đình - Thiên Chúa Ba Ngôi là một gia đình - Giáo hội giống nhưng một gia đình và gia đình là Giáo Hội tại gia - ở đó thể hiện tình yêu thương, gắn bó và quý trọng nhau.
Làm sao để Lời Chúa được thấm nhuần trong đời sống của mỗi người Kitô hữu? Không thể biết nếu không lắng nghe. Không thể hiểu nếu không được học hỏi. Không thể truyền đạt ý niệm nếu không có suy tư. Không thể yêu mến nếu không có cảm nghiệm. Không thể sống nếu không có niềm tin...
Bí tích Thánh Thể: Hiện thân trọn vẹn của Tình Yêu Thiên Chúa. Làm thế nào để mỗi người Kitô hữu cảm nhận tình yêu này?
Bí tích Hòa Giải: làm sao để cảm nhận lòng Chúa khoan nhân? Làm sao để hối nhân bình an trở về? Giống như Giêsu đã tiến đến và nói với Giakêu "Hôm nay tôi sẽ đến thăm nhà ông". Chỉ cần thế thôi. Giêsu đã tiến đến và Giakêu đã hạnh phúc khi trở về nhà.
Hội nhập văn hóa: thế nào thì có thể gọi là hội nhập? văn hóa nào phù hợp với quê hương Việt Nam để có thể hội nhập? hội nhập như thế nào? và nhịp sống của Giáo Hội tại Việt Nam có thể hội nhập những gì trong các nghi thức phụng tự, sinh hoạt, nói năng, hành xử,... ? Giáo dục giới trẻ ngày nay như thế nào trong những cạm bẫy của xã hội, bên những nền văn hóa thực dụng?...
...
Giêsu mến. Còn nhiều nhiều lắm những trăn trở...
Nhìn ra những khát khao thực tại của Giáo Hội tại Việt Nam để xin Ngài hướng dẫn cho Hiền thê của Ngài trên quê hương Việt Nam bước đi trong hân hoan và vững vàng.
Nguyện Thần Khí soi sáng và ban bình an cho mọi thành phần dân Chúa cùng các đại biểu tham gia đại hội.
Cám ơn Giêsu nhiều.
Bluefish

Tuesday, November 9, 2010

TẤM ÁO LỄ VỚI NHỮNG ĐƯỜNG MAY DANG DỞ

Trong đêm, chiếc xe cẩu điên dại cắt dọc làm đôi một chiếc xe van chở mười hai hành khách trên đường Sài Gòn Ban mê thuột tuần qua. Tai nạn đau thương ấy cuốn đi bảy nhân mạng và dày nát năm nạn nhân còn sống sót. Rủi thay, hai người bạn thân của tôi, Sáng và Phú lại là hành khách trên chuyến xe định mệnh ấy. Cả hai sắp bước lên Bàn Thánh, sắp khoác chiếc áo tư tế muôn đời. Nay một thầy ra đi vĩnh viễn, thầy còn lại gãy nát hai giò đang nhức nhối cơn đau. Biết mai đây có bước nổi lên bàn thánh, hay lại phải cuộn tròn đôi chân trên vành xe lăn định mệnh? Cuộc đời vẫn luôn là những chuỗi ngày dài bí ẩn!
Cả hai rời Sài gòn theo chuyến xe đêm. Trời về tối, nhưng lòng lại khấp khởi mừng vui với phút giây được về thăm quê cũ, được chung niềm vui với cô em gái trong ngày cưới. Đám đình đã chuẩn bị. Bà con lối xóm tấp nập bước chân, người qua kẻ lại. Cưới hỏi miền quê bao giờ cũng thế! Một gia đình có công việc là cả làng xóm xôn xao. Họ đến với nhau bằng cả tấm lòng. Vui là vui chung. San sẻ cho nhau cái ấm áp tình người. Như thế đó, trong cái nôi ấm áp ấy mà Sáng đã lớn lên. Rồi hôm nay, sau bao năm xa cách, anh lại trở về. Ôm ấp trong tim là cả một niềm vui xum họp. Sống những ngày với gia đình thân thương là cả một niềm hạnh phúc sâu đậm đối với những ai đang sống đời hiến dâng. Ra đi theo tiếng gọi, nhưng tổ ấm gia đình vẫn như bếp than hồng trước mỗi mùa đông lạnh. Mỗi một khi trở về nơi đó, là được sống cả một khung trời ăm ắp kỷ niệm.
Cái phút giây êm ấm ấy như những giọt nắng mai chiếu rọi qua tim anh, làm bừng lên hơi ấm của cả một tình thương gia tộc. Một đêm lăn lóc trên quảng đường dài như đã gần qua. Bóng đêm đã sắp tàn, lối về quê xưa cũng chẳng còn xa xăm. Có sá chi vài ba mươi phút ngắn ngủi cuối cùng của đoạn đường là nhìn thấy quê xưa, là ôm ấp người thân trong lòng yêu mến. Vậy mà ba mươi phút ấy lại là những phút giây kéo dài đến vô tận. Nó cắt đứt tất cả mọi liên hệ, nó làm chia lìa giữa những người thân thương. Anh sắp bước lên Bàn Thánh, cũng như anh sắp về đến quê xưa, cả hai hành trình đều phải khựng lại chính ngay trước điểm đến.
Hình ảnh đó đã gợi lên trong tôi một thoáng bâng khuâng sợ hãi. Nó đẩy mình dồn về với những quá khứ đã qua, làm tỉnh lại cả một khung trời kỷ niệm. Nó nhắc lại cả một quãng thời gian cả hai đứa ngược xuôi theo dòng đời. Thời gian của những băn khoăn vất vả trước vận mệnh thay đổi của quê hương. Trong lao đao xáo trộn của thời cuộc, chúng tôi bắt đầu hành trình bên nhau. Sinh ra cùng tuổi, lớn lên cùng lối xóm, chung học cùng thầy, rồi ra đi theo cùng tiếng gọi của đời hiến dâng. Lững thửng vào đời với bao nhiêu trăn trở. Nghe tiếng gọi đời tu khi dòng tu đóng cửa; nghe tiếng gọi lên đường mà chẳng biết mình đi về nơi đâu. Đời tu chui rúc như những người dân không có thẻ căn cước. Chủng viện giải tán, tu sĩ cuốn gói ra về. Thế mà trong cái bất ổn lênh đênh ấy, lại nghe văng vẳng một lời tha thiết mời gọi trên cao.
Sao ơn gọi huyền nhiệm đến thế! Ngài gọi lên đường nhưng chẳng cho hay một đôi dòng địa chỉ. Thì ra địa chỉ của đời tu chẳng phải ở nơi cơ sở của dòng tu, mà là Đức Kitô mới chính là địa chỉ. Ngài là điểm đến. Ngài là nơi hẹn hò. Hành trình tâm linh lắm lúc chẳng phải là để đi về đâu, làm gì, nhưng là đi với ai, và sống bên ai. Tiếng gọi lên đường phục vụ hay tiếng gọi trở về quê hương vĩnh cửu vẫn luôn là một lời mời gọi gắn bó. Chẳng phải gắn bó với một nơi, nhưng là gắn bó với một người: Đức Kitô.
Tôi nhận được tin bạn ra đi khi mùa Xuân đang về. Tâm hồn náo nức đưa tiễn thời gian, lại ngậm ngùi đưa bạn về lòng đất lạnh. Không hiện diện được bên nhau trong tiễn đưa lần cuối, nhưng lòng lại thật gần với nhau hơn cả những chuỗi ngày ấu thơ. Tôi hình dung một đám rước buồn bã về phía nghĩa trang thay cho niềm vui tiến lên Bàn Thánh giữa muôn tim rộn rã. Áo tang buồn trong quan tài khô héo mặc thay chiếc áo tư tế muôn đời của ngày thụ phong. Rồi một bài ca dâng hiến cất lên, cất lên lần cuối thay cho cả một đời hiến dâng trọn vẹn.
Bao ngày bạn tôi mong mỏi, bao năm anh ấy đợi chờ, thấp thỏm trong tim niềm vui của ngày thụ phong. Lòng háo hức một ngày mai lên đường; lòng mong mỏi muốn ngày mai ra đi: đi vào cuộc đời, đi vào lối đạo, và nhất là đi đến với lòng người. Giáo hội trông mong, quê hương cũng đợi chờ. Bạn bè ngong ngóng, ánh mắt mẹ hiền cũng tha thiết dõi theo chân anh từ những ngày chập chững đi vào lối tu.
Nay ước mơ dang dở, nay bến hẹn đợi chờ. Khép cánh cửa thời gian để bao tâm hồn còn lại nức nở. Anh ra đi theo một chuyến tàu dài, xa mãi ...
Câu thơ năm xưa của một ai đó chợt trở về như nói lời chia tay:
Đi là để cho người ta thương tiếc
Để người ta đưa tiễn bước chân mình
Để người ta phải se thắt lặng thinh
Thầm ghi khắc bóng hình vào tim óc.
Đi là để cho lòng ai bật khóc
Khi đêm về trặt trọc mãi không thôi
Dòng tâm tư trôi dạt bến xa xôi
Tìm vương vấn phía chân trời xa vắng
...
Ra đi bao giờ cũng thế. Có mong mỏi, có đợi chờ. Nhưng ra đi theo áng mây chiều của cuộc đời thì niềm trông mong trở nên vô vọng. Xa là xa mãi. Hun hút trong mịt mù. Có còn muốn sống với nhau, chỉ là sống trong kỷ niệm. Kỷ niệm càng sâu, niềm đau càng nhức nhối. Tôi không thể quên được gương mặt hiền hòa với nét chịu đựng của Sáng. Anh chịu đựng cuộc sống, anh chịu đựng con người. Đời anh thầm lặng, nhưng chất chứa trong tim là cả một sức sống dâng trào: Sống cho Giáo hội, sống với quê hương.
Nhớ có lần tôi hỏi Sáng: “Chịu chức xong, cậu tính đi phục vụ ở đâu?”
Anh ưu tư trong ánh mắt ngập ngừng:
- “Chưa biết, nhưng có lẽ mình sẽ đi kinh tế mới, Phước Long, Sông bé hay Gia Lai, tùy bề trên sắp xếp. Mình muốn sống với dân nghèo để nâng đỡ họ. Gia đình tớ nghèo, và tớ hiểu thế nào là cảnh nghèo rồi, tội nghiệp lắm cậu ơi!”.
Tôi nhìn anh nghẹn ngào. Hóa ra cái nghèo của gia đình lại là bếp than hồng nung nấu ngọn lửa tông đồ của anh. Anh không tìm nhà tu để chạy trốn cái nghèo của gia đình, mà là anh tìm ý nghĩa của cái nghèo trong những năm tu, để rồi mai đây lại trở về với dân nghèo bằng cái nhìn mới, bằng con tim mới và bằng cả cuộc sống mới. Tôi nguyện thầm mong cho Giáo hội Việt Nam mai sau có thêm một linh mục lý tưởng dấn thân cho dân nghèo. Linh mục bao giờ cũng thiếu, nhưng thiếu hơn là những tâm hồn đích thực của linh mục. Nhìn quê hương khắc khoải, nhìn cảnh nghèo tả tơi mà lòng háo hức cho đến ngày thụ phong để cất bước lên đường, để góp phần khâu vá chiếc áo tả tơi của quê hương.
Nhớ ngày tôi sắp rời quê hương, anh bạn vẫn còn băn khoăn nhắn vội:
- “Cậu qua đó học, mai mốt về giúp quê hương, đừng ở luôn bên đó nhé!”
Tôi tần ngần e ngại. Chuyến đi xa tắp này chưa biết ngày mai ra sao? Có chuyến đi nào mà nắm chắc được bến đỗ. Rồi tôi ra đi, anh ở lại, âm thầm như nắm men trong bột, mong cho cả quê hương có ngày được dậy men. Dốc bao tâm tư nghị lực với bao tháng năm dài đăng đẳng để mong trở thành muối, để mong biến thành men. Cuộc đời có lắm thứ men xấu tốt lẫn lộn, ươm ướp để thành men Giêsu thật là một thách đố lớn lao. Những chuỗi ngày ấy âm thầm nhưng cũng thật quá ư mãnh liệt. Từng ngày sống là như buông mái chèo theo dòng nước ngược. Hờ hững xuôi tay là thuyền xuôi, sóng cuốn. Và Sáng đã chèo, đã đẩy. Nhắm mắt giữa dòng mà mái chèo vẫn giữ chặt trong tay. Chao ôi, sao có những hình ảnh thân thương đến thế!
Hình ảnh ấy gợi lại cho tôi một lời hứa năm xưa với Sáng:
- “Cậu ráng kiên trì nhé, lúc nào chịu chức, mình sẽ về dự lễ!”
Thời gian qua mau. Ước nguyện cho nhau năm xưa như đã thấp thoáng ánh nắng của mùa Xuân. Có người đang hối hả may cho anh tấm áo lễ rực màu của đời hiến tế. Nhưng rồi Sáng lại ra đi, bỏ lại tấm áo lễ với những đường may dang dở, dang dở như chính cuộc đời của anh. Thật giống như tâm tư của lời kinh Hezekia mà người tu sĩ thường cất lên suy niệm đời mình:
Lạy Chúa, con như người thợ dệt
Đang mải dệt đời mình
Bỗng nhiên bị tay Chúa
Cắt đứt ngay hàng chỉ
(Is 38, 10-12).
Tội nghiệp quá, đường may tấm áo chưa trọn vẹn, nét đan cuộc đời cũng chưa xong. Anh dệt, anh may, nhưng tấm áo đời anh lại chẳng ở trong tay người thợ dệt. Nó ở trong tầm tay của người làm nên sợi tơ. Vì thế, sinh ra là để trở về. Chẳng có cuộc đời nào là dòng sông vĩnh cửu. Muốn có sự sống vĩnh cửu thì phải một lần khô cạn dòng sông, có nghĩa là phải chết đi một lần để đi vào cõi sống. Đôi khi tiếng khóc chào đời đã bắt đầu nốt nhạc của bài hát chia ly rồi. Tôi hát tiễn đưa anh hôm nay, rồi có người lại xướng hát cho cho tôi ngày mai. Điệp khúc của cuộc đời dường như chỉ lặp đi lặp lại một khúc ca tiễn biệt.
Chìm trong cái bùi ngùi tiễn biệt ấy, tôi thì thầm hỏi Chúa:
- “Chúa ơi, sao không để cho Sáng được dâng Thánh lễ đầu đời, cho anh được khoác chiếc áo tư tế một lần, cho anh có dịp phục vụ cánh đồng lúa chín mênh mông? Chúa đã chẳng bảo con cầu nguyện để Ngài sai thêm thợ gặt cho đồng lúa bao la hay sao? Chẳng lẽ Chúa không cần thêm thợ gặt, hay Chúa muốn thợ gặt hôm nay là tất cả giáo dân? Đôi khi con cũng nghĩ thế, nhưng có những chức năng làm sao giáo dân gánh vác nổi . Họ còn cả gia đình, họ còn trách nhiệm với người thân! Rồi khi con nhìn những cha già ở Miền Bắc phải lặn lội cả trăm cây số để làm lễ vì thiếu linh mục mà làm con chạnh lòng. Giá như bạn con còn sống thì đỡ đần biết bao gánh nặng cho các ngài già nua, và nâng đỡ biết bao tâm hồn!”
Tôi thầm thì như thế, rồi lời thì thầm cũng gợi lại một tâm tình ngày xưa có lần tôi hỏi Đức Kitô: “Chúa ơi, sao ngày xưa Ngài không sống thêm năm mười năm nữa cho nước Chúa được rộng lan? Người ta đang ồ ạt đi theo, lòng tông đồ đang khấp khởi vui mừng. Rồi bất chợt Ngài loan báo khổ nạn, đi Giêrusalem, rồi tự do nộp mình, để lại biết bao tâm hồn hoang mang!”
Gởi một tâm sự ra đi, mà chẳng nghe có tiếng đáp trả. Thế nhưng tôi lại nghe văng vẳng trong tim vọng lên dụ ngôn về hạt giống:
Gieo. Mục nát. Nẩy mầm. Sinh trưởng, rồi trổ bông. Ôi sao cao cả đến thế! Khôn ngoan của Thiên Chúa lại vén tỏ trong chính kinh nghiệm của người nông phu. Có nông phu nào mà cầu mong cho hạt giống trơ trọi mãi. Mong cho hạt giống đừng mục nát, thì vô tình đợi trông một mùa đói kém.
Cũng thế, cái mục nát hư hao của chiều núi sọ mà làm sống dậy biết bao tâm hồn. Ngay cả lúc Đức Giêsu đang bị treo lấp lửng trên thập giá mà có kẻ đã được tái sinh cõi lòng:
- “Thật ông này là con Thiên Chúa!”. Người lính hành hình đã thốt lên từ đáy lòng tiếng nói của niềm tin. Anh nhận ra con Thiên Chúa khi Ngài vẫn còn đong đưa trên thập tự. Cái phút giây mục nát ấy, thế mà là điểm khởi đầu cả một mùa lúa trường sinh ...
Tôi mong cho Sáng có ngày bước lên bục giảng. Mong được nghe tiếng anh cất lên giữa cộng đoàn. Vậy mà anh lại chọn ra đi để thay cho lời rao giảng cuối cùng. Cái chết của anh trở thành bài giảng thấm sâu nhất cho dòng đời hôm nay. Anh giảng cho chúng tôi những chủng sinh hôm nay về ý nghĩa của tấm áo lễ. Tấm áo chỉ rực rỡ khi người khoác nó biết đan dệt cả đời mình bằng những sợi chỉ của Tin Mừng. Nó chỉ có giá trị khi đường may là những chuỗi ngày đan kết với Đức Kitô. Tấm áo không quan trọng cho bằng khoác lấy chính Đức Kitô, một Đức Kitô tự hiến, một Đức Kitô quên mình. Anh nói cho tôi hay, không đắm mình trong Đức Kitô, tấm áo lễ sẽ trở nên nhạt nhòa, bàn thờ sẽ trở nên lạnh lẽo, lời rao giảng trở thành trống rỗng, không hồn. Có khi đời chủng sinh của chúng tôi hôm nay lắm lúc cũng đang dệt tấm áo lễ từ những sợi tơ có nhuốm màu danh vọng, địa vị và xa cách chăng! Sợi chỉ yêu thương của Tin Mừng dường như cũng đang phai màu theo những phong ba của cuộc sống. Bám lấy trần thế, là thả đời theo mây bụi ngàn phương.
Vậy đó, anh lặng lẽ ra đi mà anh lại nói lên thật nhiều điều, nhiều hơn chính cả lời anh nói khi còn sống.
Rồi anh nói cho giới trẻ xứ đạo của tôi tại quê nhà những lời tâm huyết sâu xa. Một giới trẻ đang sa lầy trụy lạc: nghiện ngập, chơi bời trác táng, bất trung trong tình thủy chung, nhiều gia đình trẻ đang lung lay trong hạnh phúc mong manh. Rồi một cơn bão tâm hồn kéo đến, tất cả rùng mình nhìn quan tài một tu sĩ trẻ đi qua. Ai nấy lặng người, nhìn nỗi mong manh của kiếp sống nhân sinh. Nhìn đời mình cũng chóng qua như một cơn gió thoảng. Lòng gọi lòng nhắc nhớ cho nhau tâm tình sám hối, để biết sống ngày hôm nay như thể là ngày cuối của cuộc hành trình.
Trong cơn đau mà lại làm sống lại bao tâm hồn trẻ. Anh nằm im bất động, nhưng đã làm sống dậy bao mùa Phục Sinh. Chao ôi, còn bài giảng nào đánh động hơn thế! Còn đời hiến tế nào ý nghĩa hơn thế. Tấm áo lễ của anh đang dang dở với những đường may, nhưng đời hiến tế của anh thì thật quá trọn vẹn, bởi một lần nằm xuống mà làm chỗi dậy biết bao tâm hồn.
Trong nỗi buồn miên man của lần anh ra đi, tôi như cảm nghiệm được một niềm an ủi sâu lắng. An ủi vì thấy đời anh thật ý nghĩa. An ủi vì cái chết của anh đang thắp lên nhiều tia sáng trong lòng người, làm ngọn nến âm thầm soi dẫn nhiều bước chân. Nó đúng thật như tên gọi của anh “Nguyễn Bá Sáng”, cái tên gọi như được tiền định từ đời đời, để tỏa sáng một lần, rồi âm thầm đi vào ánh sáng vĩnh cửu.
Trong chiều vắng, tôi thắp lên một ngọn nến nhỏ trong phòng như một lần tưởng nhớ. Từng tia lửa bập bùng của ánh nến lan tỏa tới từng góc tối của căn phòng, và lan tỏa đến mỗi vùng u tối của tâm hồn mình. Nó làm cháy tan những nỗi buồn mất mát, và làm vơi đi những khoảnh khắc đơn côi . Tôi dâng một lời cầu nguyện cho Sáng, cho gia đình anh, và cho tất cả những ai đang đi qua kinh nghiệm chia ly. Xin nguồn ánh sáng phục sinh ban niềm hy vọng. Xin nguồn ủi an xoa dịu lòng người. Xin cho tấm áo lễ còn dang dở những đường may của anh vẫn mãi là hình ảnh đẹp nhất của một cuộc đời đã hiến dâng cho Đức Kitô trọn vẹn.
Nguyễn Thảo Nam (Theo ngonnennho.net)

Sunday, November 7, 2010

CHIA SẺ TÌNH YÊU THIÊN CHÚA

Lạy Chúa toàn năng,
Ngài yêu thương con hơn cả con yêu thương chính mình.
Ngài chỉ muốn sự tốt lành, hạnh phúc và thánh thiện
cho con và tất cả những gì thuộc về con.
Nhiều khi con không khỏi thắc mắc: Tôi?
Tại sao là tôi trong muôn muôn triệu người
mà trong số đó rất ít người được biết đến Chúa?
Ngài thật sự làm con kinh ngạc!
Những lúc đó con bỗng chợt nhớ
Ngài yêu thương con chẳng phải
vì con là người thế nào.
Nhưng Ngài yêu thương
vì Ngài là Thiên Chúa.
Con vui sướng vô cùng
khi được biết Ngài là ai trong cuộc đời con.
Xin đừng bao giờ để con rời xa Ngài
mà hãy cho con mãi mãi gần bên Ngài.
Amen.
(TLNN)

Mỗi giây phút hiện tại đều là món quà của Thiên Chúa ban cho ta.


Wednesday, November 3, 2010

NIỀM VUI ĐƯỢC CHO ĐI

Giêsu mến.

Đã lâu lắm rồi con mới lại có dịp được ngồi sau lưng bố chở đi lòng vòng thành phố Biên Hòa. Cái cảm giác vẫn còn bé nhỏ trong tình yêu thương của cha mẹ vẫn nguyên vẹn dù năm nay tuổi con đã bước vào hàng chục số 3.

"Không niềm vui nào bằng niềm vui làm cho người khác vui." Đó là lời bố con nói khi nghe con trao đổi về công việc và cuộc sống nơi đất Saigon này. Đây vẫn luôn là câu nói khi bố con kết thúc một cuộc trao đổi. Nó luôn là bài học lớn cho con trong mỗi ngày sống. Và mẫu gương tạo niềm vui một cách sống động và gần gũi nhất đối với chúng con chính là bố mẹ. Sẽ mãi là thế và không thay đổi!

Mỗi lần tâm đắc với câu nói này qua những trải nghiệm, con lại tìm thấy được một điều thú vị. Không phải lúc nào cũng ở bản thân, nhưng là từ những người khác; những người thân quen, những người con gặp trong giao tiếp hằng ngày, hay những người con chỉ gặp thoáng qua trong cuộc sống...

Cũng trong bữa ăn, Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho môn đệ và nói: "Anh em cầm lấy mà ăn, đây là mình Thầy." Rồi Người cầm lấy chén, dâng lời tạ ơn, trao cho môn đệ và nói: "Tất cả anh em hãy uống chén này, vì đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội. (Mt 26, 26 - 28)

Chiều nay đi lễ ở nhà thờ Chính Tòa, câu nói của bố con lúc sáng lại được nhắc đến, nhưng rõ nét hơn, mạnh mẽ hơn qua bài giảng của vị linh mục trước thánh lễ. Đó chính là "niềm vui được đón nhận Tình yêu trao ban của chính Giêsu trên Thập giá": Niềm vui của Giêsu.

Xin cám ơn Giêsu vì Tình yêu của Người. Xin giúp con luôn yêu mến Thánh Thể và xứng đáng đón nhận niềm vui vĩnh cửu này và biết cho đi để con có được một niềm vui lớn hơn.
Cám ơn Giêsu.

Bluefish

 

Monday, November 1, 2010

Favorite Prayers of the Saints

Saint Francis

The prayers of St. Francis, St. Patrick and other beloved Catholic saints speak not only to the people of their times, but they give voice to the  hopes of centuries of believers, and even those who struggle with doubt.

A Prayer of St. Francis of Assisi

Lord, make me an instrument of your peace.
Where there is hatred, let me sow love,
Where there is injury, pardon
Where there is doubt, faith,
Where there is despair, hope,
Where there is darkness, light,
Where there is sadness, joy.
O Divine Master, grant that I may not so much seek to be consoled as to console, not so much to be understood as to understand, not so much to be loved, as to love; for it is in giving that we receive, it is in pardoning that we are pardoned, it is in dying that we awake to eternal life.

A Prayer of St. Patrick
I arise today
Through the strength of heaven;
Light of the sun,
Splendor of fire,
Speed of lightning,
Swiftness of the wind,
Depth of the sea,
Stability of the earth,
Firmness of the rock.
I arise today
Through God's strength to pilot me;
God's might to uphold me,
God's wisdom to guide me,
God's eye to look before me,
God's ear to hear me,
God's word to speak for me,
God's hand to guard me,
God's way to lie before me,
God's shield to protect me,
God's hosts to save me
Afar and anear,
Alone or in a mulitude.
Christ shield me today
Against wounding
Christ with me, Christ before me, Christ behind me,
Christ in me, Christ beneath me, Christ above me,
Christ on my right, Christ on my left,
Christ when I lie down, Christ when I sit down,
Christ in the heart of everyone who thinks of me,
Christ in the mouth of everyone who speaks of me,
Christ in the eye that sees me,
Christ in the ear that hears me.
I arise today
Through the mighty strength
Of the Lord of creation.

A Prayer of St. Augustine

Lord Jesus, let me know myself and know Thee,
And desire nothing save only Thee.
Let me hate myself and love Thee.
Let me do everything for the sake of Thee.
Let me humble myself and exalt Thee.
Let me think nothing except Thee.
Let me die to myself and live in Thee.
Let me accept whatever happens as from Thee.
Let me banish self and follow Thee,
and ever desire to follow Thee.
Let me fly from myself and take refuge in Thee,
that I may deserve to be defended by Thee.
Let me fear for myself, let me fear Thee,
and let me be among those who are chosen by Thee.
Let me distrust myself and put my trust in Thee.
Let me be willing to obey for the sake of Thee.
Let me cling to nothing save only to Thee,
and let me be poor because of Thee.
Look upon me, that I may love Thee.
Call me that I may see Thee,
And forever enjoy Thee.

A Prayer of St. Ignatius of Loyola

Dearest Lord, teach me to be generous;
Teach me to serve thee as thou deservest;
To give and not to count the cost,
To fight and not to seek for rest,
To labour and not to seek reward,
Save that of knowing that I do thy will.

 

 

A Prayer of St. Teresa of Avila

Govern everything by your wisdom,
O Lord, so that my soul may always be serving you
in the way you will
and not as I choose.
Let me die to myself so that I may serve you;
let me live to you who are life itself.
Amen.