Saturday, December 10, 2011

Nguồn sáng

Ánh sáng cần cho sự sống. Không có ánh sáng, thực vật sẽ mau chóng lụi tàn vì chúng cần ánh sáng để duy trì sự sống. Thử làm một phép liên kết nhỏ: Mặt Trời đem lại sự sống cho thực vật, thực vật cung cấp không khí sạch, thức ăn cho các loài động vật và con người. Nếu như Mặt Trời không chiếu sáng, khi đó khắp nơi sẽ phủ đầy bóng tối, thực vật không quang hợp sẽ chết dần và chúng ta sẽ chẳng thể nhận ra được điều gì đang hiện diện, diễn tiến xung quanh chúng ta vì chúng ta chỉ nhìn thấy được sự vật, hiện tượng xung quanh khi có ánh sáng từ các sự vật, hiện tượng đó truyền vào mắt chúng ta. Vì thế, ánh sáng giúp chúng ta sưởi ấm, có nguồn thức ăn, có sức khỏe tốt, giúp chúng ta phát hiện những mối nguy hiểm xung quanh và đồng thời nhờ ánh sáng, chúng ta cảm nhận được tất cả các vẻ đẹp của thiên nhiên, của những con người xung quanh chúng ta.
Trong bài đọc của ngày Chúa nhật hồng trong mùa Vọng, thánh Gioan Tiền Hô giới thiệu cho ta Nguồn Sáng đến từ Trời sẽ chiếu tỏa trên cuộc sống của nhân loại, đó chính là Đức Giêsu Kitô. Người là nguồn ánh sáng đem lại sự sống, một sự sống tròn đầy trong tâm hồn mỗi con người. Nguồn sáng ấy sưởi ấm những tâm hồn đơn sơ, cô quạnh. Nguồn sáng ấy đong đầy những khát khao bình an. Nguồn sáng ấy giúp những ai đang lầm lũi đi trong thất vọng, tủi hổ thấy được ánh sáng của niềm tin và hy vọng. Nguồn sáng ấy chiếu tỏa Tình Yêu Thiên Chúa đang hoạt động nơi những con người hướng thiện. Làm sao có thể cảm nghiệm và gặp được Nguồn sáng ấy?
Tôi nghe một người bạn chia sẻ về khát khao tìm gặp Đức Giêsu. Chị nhận ra Đức Giêsu qua niềm vui của những em cô nhi thích thú ngắm nhìn hình ảnh Hài Nhi Giêsu treo lơ lửng trong hang đá được làm một cách vụng về nhưng chứa đựng đầy tình yêu thương cho các em. Một bức hình cũ kĩ với những vết loang lổ, hoen ố bị bỏ quên lâu ngày dưới đáy tủ nhưng lại được các em nhỏ quý trọng và cung kính cúi chào mỗi lần đi ngang qua.
Nguồn sáng của Đức Giêsu đến với con người chỉ đơn giản là những điều đang diễn ra hằng ngày, nơi mỗi góc của cuộc sống, của tâm hồn mỗi người. Một ví dụ được đơn cử trên chưa đủ thuyết phục? Đúng vậy. Bạn hãy thêm vào giúp những trải nghiệm của chính bạn, rồi bạn sẽ thấy bạn cần đến Nguồn sáng ấy thế nào.
Lạy Chúa Giêsu là Nguồn sáng thế gian, xin hãy đến và chiếu tỏa ánh sáng Ngài trên chúng con để chúng con nhận ra Tình Yêu và Sự Sống của Ngài luôn dành cho chúng con.
Bluefish

Friday, December 9, 2011

Bên lòng Cha

Chiều buông…
Đoàn con nơi thánh điện
Nghiêng mình thổn thức bên lòng Cha.
Bao âu lo của bể đời tan biến,
Chỉ còn lại những tâm lòng cảm mến
Cho Tình Yêu Nhập Thể,
Cho tình con và tình nhân thế.

Bên nhau,
Bên ngọn nến lung linh
Cùng chia sẻ tâm tình
Bao vui buồn nơi kiếp nhân sinh
Như sóng cuộn, như vỡ òa trong thanh tĩnh
Cùng niềm riêng…
Trong anh, trong chị và trong em.

Hướng tâm…
Con dâng lời cảm tạ
Quá khứ, hiện tại và tương lai.
Cho con thêm khát vọng ngày mai,
Lòng gặp lòng…
Cho niềm vui hội ngộ.

Niềm nhớ về đêm canh thức tại Đan viện Thiên Bình (5/12/2011)
Sắc Vọng

Tuesday, November 29, 2011

Advent Prayer

When the world was dark
And the city was quiet,
You came among us.
You crept in beside us.
And no one knew.
Only the few who dared to believe
That God might do something different.
Will you do the same this Christmas, Lord?
Will you come into the darkness of today’s world?
Not the friendly darkness
As when sleep rescues us from tiredness,
But the fearful darkness,
In which people have stopped believing
That war will end,
Or that food will come,
Or that an oppressive government will change?
Will you come into that darkness
And do something different?
To save our people from despair?
Will you come into the quietness of this city,
Into this fearful silence
When the phone has not rung,
The letter has not come,
The friendly voice no longer speaks
The doctor’s face says it all?
Will you come into that darkness,
And do something different,
Not to distract but embrace your people?
We ask this because the fullness our lives long for
Depends on us being open and vulnerable to you,
As when you came wearing nappies
And trusting human hands to hold their Maker.
When the world was dark
And the city was quiet
You came among us
You crept in beside us.
Do the same this Christmas Lord.
Amen.

READING
Isaiah 2:5: O house of Jacob, Let us walk in the light of the Lord!
Romans 13:11b, 12a : For salvation is nearer to us now… The night is far gone, the day is near.

 RESPONSE
Let us pray in solidarity with our sisters and brothers and our world:
For those who flee poverty and violence.
For those held behind fences and walls.
For those who cross desert and sea in search of freedom.
For those who are fearful of difference, the stranger and change.
For the trafficked.
For the struggle of indigenous peoples.
For the exploited land made barren by over consumption.
For the destruction of native habitats, land, ocean and sky.
For peace among nations.
Advent God, bring light to our darkness

Let us pray
God of all ages and peoples,
You have called us to live by the light of faith
And to journey in hope of your promised fulfillment.
Make us ready and watchful to receive your Christ,
A lamp to our feet and a light to our path;
You are our light, the world’s hope and salvation.
Amen.
Based upon an Anglican Prayer for the lighting of the Advent Wreath


Friday, October 28, 2011

Kinh Thánh và điện thoại di động

Bạn có thể tưởng tượng xem điều gì sẽ xảy ra, nếu như chúng ta cư xử với cuốn Kinh Thánh như cách chúng ta hành xử với chiếc điện thoại di động của mình?
Nếu chúng ta mang theo cuốn Kinh Thánh trong cặp đựng hồ sơ, trong giỏ xách tay, bên dây đai lưng hoặc trong túi áo khoác?
Nếu mỗi ngày chúng ta ngó mắt vào cuốn Kinh Thánh vài lần?
Nếu chúng ta quay lại kiếm cuốn Kinh Thánh, mỗi khi bỏ quên cuốn sách ấy ở nhà hoặc tại văn phòng làm việc của chúng ta?
Nếu chúng ta sử dụng cuốn Kinh Thánh để gởi một vài sứ điệp cho bạn bè chúng ta?
Nếu chúng ta cư xử với cuốn Kinh Thánh, y như thể chúng ta không thể nào sống mà thiếu cuốn Kinh Thánh?
Nếu chúng ta đem Kinh Thánh đi theo dọc đường, trong trường hợp chúng ta có thể cần sự nâng đỡ hoặc trợ giúp?
Nếu chúng ta phải đụng tới cuốn Kinh Thánh trong lúc khẩn cấp?
Trái ngược với chiếc điện thoại di động, cuốn Kinh Thánh luôn luôn nối mạng. Chúng ta có thể kết nối liên lạc với cuốn Kinh Thánh ở bất kỳ địa điểm nào.
Chúng ta không cần lo lắng nhiều về thời hạn sử dụng, vì Chúa Giêsu đã thanh toán tài khoản và thời gian sử dụng là vô hạn.
Những tiện ích khác: kênh truyền thông không bao giờ bị cắt và đời sống sẽ nạp nguồn năng lượng.
“Hãy tìm Đức Chúa khi Người còn cho gặp, kêu cầu Người lúc Người ở kề bên” (Is 55, 6).
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi các số:
  • Giêrêmia 33, 3: Đức Chúa đã để lại tin nhắn như sau cho bạn: “Hãy kêu cầu Ta, Ta sẽ trả lời ngươi và sẽ tỏ cho ngươi biết những điều lớn lao và bí ẩn mà ngươi không biết”.
  • Nếu bạn cảm thấy bất hạnh, hãy đọc TM Thánh Gioan 14
  • Nếu thiên hạ chống đối bạn, hãy đọc Thánh vịnh 27
  • Nếu bạn cảm thấy bồn chồn, hãy đọc Thánh vịnh 51
  • Nếu bạn sầu khổ, hãy đọc TM Thánh Mát-thêu 6, 19 – 24
  • Nếu bạn gặp hiểm nguy, hãy đọc Thánh vịnh 91
  • Nếu bạn cảm thấy Thiên Chúa ở xa bạn, hãy đọc Tv 63
  • Nếu đức tin của bạn cần được củng cố, hãy đọc Do Thái 11
  • Nếu bạn cô độc và sợ hãi, hãy đọc Thánh vịnh 22
  • Nếu bạn gặp khó khăn và bị những người khác chỉ trích, hãy đọc Thư 1Côrintô 13
  • Để biết được bí mật của hạnh phúc, hãy đọc Côlôxê 3, 12 – 17
  • Nếu bạn cảm thấy buồn và cô đơn, hãy đọc Rôma 8, 31 – 39
  • Nếu bạn cần được bình an và nghỉ ngơi, hãy đọc TM Thánh Mát-thêu 11, 25 – 30
  • Nếu theo bạn, thế gian xem ra mạnh hơn TC, hãy đọc Tv 90.
  • Hãy lưu những số điện thoại này trong sổ nhật ký của bạn! Có thể những địa chỉ này quan trọng đối với bạn, bất cứ lúc nào trong đời sống bạn!!!
  • Hãy trao những số điện thoại này cho người khác; biết đâu một trong những số điện thoại trong lúc khẩn cấp này có thể cứu sống người ta.
(Theo ofm-eastafrica.org – ts Giuse ofm chuyển ngữ)

Xem

Sunday, September 18, 2011

Sincerity (Truth, Integrity, Verity)

In ordinary modern English, sincerity means to express your true feelings. The opposite, insincerity or lack of sincerity, is when we express feelings that are not true.
MW's meaning for sincerity is much deeper and not so simple. She is talking about "works of justice done in innocence" when she says we should "be such as we appear and appear such as we are" (We do acts and speak the way we really believe). "Works of juctice done in innocence" means good works done with the right attitude, with genuine, respectful and unselfish love. We talk about "having a pure intention" which means our reason for doing this is only to serve the other person well, not to get anything for myself, not even praise or thanks or a good feeling about myself. By doing in this way, we give glory to God because the Spirit of love shines through our lives.
Being "such as we appear" and appearing "such as we are" is quite near the modern meaning of sincerity but it is about more than feelings. The opposite of this sincerity is hypocrisy. Jesus hated hypocrisy, especially in religious leaders whose words and clothes and responsibilities were connected with God but their hearts were far away. Especially, their hearts were cold, not loving, and they were not open to hear the message of Jesus because it was different from their idea. So they closed their hearts and were critical and negative.
When we think of who we are and how we must appear, we are first of all the imperfect, beloved, adult children of God, each one with different gifts and weaknesses. And we are disciples and close companions of Jesus, who have recieved his Spirit and his call to work together in the Church for his kingdom. We must try to live the Christ life we say we believe is in us through baptism, the life of the Spirit we say we believe is in us through confirmation. We must hear the word of God and keep it alive in our ordinary daily life, like branches on God's vine. How will people recognise us as followers of Jesus? By our love (It's not how much we can do or how great we can achieve).
And because we have our own weaknesses as well as our own gifts, we don't pretend we are perfect. That is simply not true. Because we are not God and we don't know everything, we don't behave or talk as if we know everything. That is simply not true. Truth, which Jesus and MW both loved very much, is very closely connected to MW's idea of sincerity. We try to know the truth and to speak the truth as much as we can. But sincerity is also about living the truth of who we are and what we believe (even people don't agree with us, we have to be true to ourselves).
A modern English word for this is integrity. Like wisdom, most good people value integrity very highly, but like wisdom, we don't see much integrity in our world. It is not common but it is very precious. Like wisdom, it is a sign of being a mature person filled with the Spirit. Integrity also means wholeness. We can think about meaning of the word "integrated" where different parts have come together to make one whole thing, or "disintegrated" where something whole has broken into different parts. On our lives journey, we must learn with God's grace and human help to integrate the different parts of our personality and the different experiences of our life (good and bad) into a living whole. We can't live freely or wholly with parts of our life kept separate from each other - a sinful part, a holy part, a daughter part, a sexual part, a professional part, a wounded part, an intellectual part, etc. When some parts are hidden or rejected, we are not whole and we are not free. We can't live happily or serve with integrity. We need to bring all we are to God for healing, for blessing, for life - so that we can be good instruments of God's peace for others. (God wants us to be the best person we can be. That's why God created us).
In other places, MW uses the word "verity" in connection with this idea of sincerity. "Verity" is a very old word which is not used in ordinary modern English. Its nearest meaning is "truth" but for MW it means more than we usually mean when we say "truth". Maybe it is like when Jesus says "I am the way, I am the life, and I am the truth". Truth or verity is like godliness (God-likeness, goodness, holiness) and MW says it is not our goodness but God's goodness in us. This truth or verity is like the glory of God which can be seen even in the most ordinary situations or the most ordinary people. MW says that in our way, we are called to do ordinary things well and this is verity.
This gives glory to God!

M.C.H.

Sunday, September 11, 2011

Tha thứ

Chiều hôm qua, tôi theo một cha dòng Chúa Cứu Thế và các sơ dòng thánh Phaolô đến dâng lễ và thăm các anh chị em AIDS ở Mai Hòa, Củ Chi.
Các bài đọc của thánh lễ ngày Chúa nhật hôm nay nói về sự tha thứ. Trong bài giảng, cha chủ tế chia sẻ với cộng đoàn một câu chuyện: Có người đến cầu nguyện với Chúa, trong lòng ông đang bực tức với một người bạn. Ông nói với Chúa rằng ông đã tha thứ cho người bạn rồi nhưng ông vẫn thấy hơi tức trong lòng.
- Ông thưa với Chúa: “Chúa ơi, giá mà được tát người này một cái cho đỡ tức thì chắc con sẽ tha thứ hết mọi sự”.
- Chúa nói với ông: “Con không tát anh ta được vì má của anh ta chính là má của Ta.”
- “Vậy Chúa con đánh anh ta một cái nhé.” Ông cố gắng nài nỉ.
- Chúa đáp: “Không được, vì cơ thể của anh ta cũng là cơ thể của ta.”
- Người đàn ông xin thêm một lần nữa: “Vậy Chúa cho con đá anh ta một cái thôi, rồi con sẽ không còn thấy khó chịu với anh ta nữa.”
- Chúa đáp: “Không được. Nếu con cứ nhất quyết đá anh ta, thì làm sao con có thể nói rằng con đã tha thứ cho anh ta?”
- Người đàn ông thưa: “Vậy lạy Chúa, con phải làm sao thì con mới có thể hết bực tức trong lòng, vì con muốn tha thứ cho anh ta nhưng con vẫn thấy có gì đó khó chịu với anh ta. Con phải làm gì?”
- Chúa nói: “Con hãy cầu nguyện cho anh ta. Đừng cầu xin những điều bất trắc đến với anh ta, nhưng hãy cầu xin những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với anh ta. Lúc đó, con sẽ có được bình an trong tâm hồn và chỉ khi con có bình an, con mới cảm thấy được sự tha thứ rất dễ dàng. Hãy nghĩ đến những điều tốt cho anh ta, con sẽ không mình bực tức với anh ta nữa.”
Sau lễ, tôi đi gặp và trò chuyện với một số anh chị em đang dưỡng bệnh tại đây. Căn bệnh đến với họ trong nhiều tình huống khác nhau. Khi biết mình mắc phải căn bệnh của thế kỉ này,hầu hết mọi người đều khủng hoảng, hoang mang… có những người hận đời và họ muốn trả thù đời. Họ bất chấp tất cả, quan hệ tình dục với tất cả những ai đến với họ. Trong suy nghĩ của họ chỉ là người đời đã hại họ và họ muốn hại người đời. Cũng không biết có bao nhiêu con người vướng vào cạm bẫy của họ. Rồi đến một ngày họ cảm thấy mệt mỏi vì sự trả thù của mình. Họ muốn những ngày tháng ngắn ngủi còn lại được sống trong bình yên. Và họ đã tìm thấy một chốn bình yên cho mình. Tôi hỏi họ có thấy bình an khi ở mái ấm không, họ trả lời: Có. Hận thù đời, họ bỏ lại sau lưng. Gánh lo toan của cuộc đời, họ bỏ lại cho gia đình và những người thân, bạn bè. Ở mái ấm này là gia đình mới của họ, là những người thân, người đồng cảnh ngộ với họ: những người khỏe mạnh đó rồi yếu lụy đi ngay thôi, những con người bị xã hội lên án và chối bỏ. May mắn thay, bên cạnh họ cũng có những tâm hồn quả cảm, quảng đại và giàu tình yêu thương chăm sóc…
Tôi gặp một chị, chị chia sẻ về hoàn cảnh của chị: lây bệnh từ chồng nhưng may mắn đứa con không bị lây bệnh qua mẹ. Chồng chị đã chết cách đây 5 năm. Mẹ con chị xa cách nhau nhưng chị bình an vì biết con chị đang được chăm sóc cẩn thận ở gia đình. Có một điều chị luôn nhắc đi nhắc lại: Không phải tất cả những người bị mắc phải căn bệnh AIDS này đều do họ có lối sống sai lầm. Căn bệnh có thể đến với bất kì ai ở nhiều tình huống, hoàn cảnh khác nhau và bất kì lúc nào và chị là một ví dụ cụ thể. Vì thế, chị mong mọi người đừng nghĩ tất cả những người bệnh AIDS đều là người xấu và lên án họ. Thực vậy, qua cách nói chuyện của chị, tôi không tìm thấy một câu nói nào chị lên án chồng chị, nhưng dường như chị chấp nhận tất cả những gì xảy ra cho cuộc đời chị và chị đã tha thứ cho chồng mình.
Hôm nay, 11 tháng 9, mọi người nhớ lại biến cố xảy ra cách đây 10 năm tại New York. Những ai nhớ lại với lòng căm thù? Những ai nhớ lại với lòng tha thứ? Con người lo âu vì sợ lịch sử thảm khốc này có thể sẽ lặp lại? Con người vẫn cứ luôn vướng vào vòng xoáy của sự trả thù lẫn nhau? Có cách nào cho con người thoát ra?... Tha thứ là bài học Chúa dạy ta để ta có thể tiến đến gần hơn sự bình an trong tâm hồn, hòa bình cho nhân loại…
Trong cuộc sống, có những tình huống, những con người ta phải đối diện và thật khó khăn cho ta để vượt qua vì những tự ái, tự tôn hay tự ti của bản thân. Bạn cảm thấy rất khó để thực hiện tha thứ? Nguyện xin Chúa Thánh Thần luôn là nguồn ủi an và nâng đỡ bạn.
Bluefish

Thursday, September 8, 2011

Mừng Sinh Nhật


Gia đình tôi có truyền thống mừng sinh nhật của tất cả các thành viên trong gia đình, 12 thành viên, giờ lại bắt đầu có thêm những thành viên mới… Không tiệc tùng linh đình nhưng là nhớ đến nhau, chúc mừng và có một bữa ăn hơi khác ngày thường một chút. Tình thân trong gia đình khởi nguồn từ những dịp như vậy. Chúng tôi luôn trân trọng và giữ gìn như một sự gắn kết tình thân bền lâu.
Sinh nhật cũng là dịp dành cho tình bạn. Ngoài bữa ăn với gia đình, chúng tôi cũng đi chơi với bạn bè. Bạn bè chúc mừng nhau và có một party nho nhỏ. Những kỉ niệm này luôn theo chúng tôi qua từng năm tháng. Các em tôi giờ cũng vẫn giữ những cách mừng sinh nhật như thế… và tôi nghĩ rằng đây có lẽ cũng là cách mừng sinh nhật chung của rất nhiều người.
Thế nhưng, ý nghĩa của ngày mừng sinh nhật không chỉ dừng lại ở việc ăn uống, vui chơi, chúc mừng… Nó còn có một ý nghĩa lớn lao hơn, đó là lòng biết ơn của chúng ta với Thiên Chúa và với cha mẹ mình vì đã cho chúng ta được đến với cuộc sống này. Tôi chỉ nhận ra được điều này khi tôi trưởng thành. Giật mình vì thấy mình vô tư quá đỗi! Tôi đã thử một lần nói lời cám ơn đến bố mẹ trong ngày sinh nhật của mình. Hơi ngượng ngùng và xấu hổ nhưng cảm giác rất vui. Tôi cảm nhận được niềm vui của bố mẹ khi nghe lời cám ơn. Không có gì to tát lớn lao, nhưng có lẽ bố mẹ đã quên đi hết những lao nhọc trong cuộc sống khi nghe… Những năm sau này, tôi nói lời cám ơn bố mẹ như một món quà sinh nhật tôi mừng cho riêng tôi. Các bạn đã làm điều này bao giờ chưa? Chắc là đã nhiều người thực hiện điều này rồi. Nếu chưa, hãy thử một lần, các bạn sẽ có những cảm xúc rất khó tả…
Hôm nay, ngày 8 tháng 9, Giáo hội mừng Sinh nhật Mẹ Maria. Sinh nhật Mẹ có gì đặc biệt? Thứ Bảy tuần qua, tôi đi hành hương ở nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và được nghe chia sẻ về tiếng thưa “Xin Vâng” của Mẹ. Từ tiếng thưa xin vâng này, mầu nhiệm Thiên Chúa Nhập thể được khởi sự; ơn cứu chuộc của Thiên Chúa đến với con người. Sinh nhật Mẹ như một khởi nguồn của một Eva mới, trong trắng, tinh tuyền, hân hoan cho một cuộc sống mới. Sinh nhật của Mẹ khởi điểm cho một nhân loại mới qua Người Con của Mẹ. Niềm vui mừng Sinh nhật luôn là niềm vui kỉ niệm cho một sinh linh mới được sinh ra, một cuộc sống mới của một con người. Mừng Sinh nhật Mẹ, chúng ta mừng Sinh nhật cho một cuộc sống mới của nhân loại, cuộc sống làm con cái Thiên Chúa trong tự do. Mừng Sinh nhật Mẹ, chúng ta vui mừng đón nhận một hồng ân từ Thiên Chúa.
Chúng con MỪNG SINH NHẬT MẸ!
Bluefish

Tuesday, September 6, 2011

Học

Hôm qua, ngày tựu trường của tất cả các học sinh, sinh viên trong cả nước. Là một sinh viên, tôi cũng đến trường như bao người…
Ngồi ngẫm lại, tôi đã ‘mài đũng quần trên ghế nhà trường’ ngót nghét cũng 20 năm rồi. Lâu và trung thành quá! Tôi tự nhận thấy thế. Với mọi người, tôi đã dành quá nhiều thời gian cho việc học. Thật chẳng giống ai! Bạn bè tôi giờ đa số đã ổn định: gia đình, con cái và công việc. Còn tôi vẫn cắp sách đến trường. Có người hỏi tôi: “Định học đến bao giờ mới thôi?”. Câu hỏi thật khó trả lời!
Với tôi, việc học không chỉ dừng lại ở việc đến trường mà nó vẫn luôn tiếp diễn trong đời sống; do quá bận rộn với công việc, các mối quan hệ, các sinh hoạt… nhiều người đã không nhận ra. Dừng học, con người sẽ mất đi khả năng tự thích ứng với môi trường xung quanh. Bạn thử ngẫm xem và có lẽ bạn sẽ đồng quan điểm với tôi.
Bài Tin Mừng hôm nay, Thầy Giêsu đã gọi 12 Tông đồ, 12 học trò đầu tiên theo Thầy học việc, học để trở thành chứng nhân cho Tin Mừng của Thiên Chúa. Trường dạy của Thầy Giêsu không giới hạn về không gian trong những phòng học, nhưng là đi đến với mọi người trong đời sống thường ngày. Những bài học là tình yêu thương và sự chữa lành… Các Tông đồ đã kết thúc khóa học khi Thầy Giêsu rời xa các ông? Câu trả lời là: Không. Vì khi các Tông đồ ra đi thực hành những gì các ông đã học từ Thầy Giêsu, các ông luôn có Đấng Bảo Trợ đồng hành và hướng dẫn… để qua từng ngày, từng công việc, qua mọi tương quan trong cuộc sống, các Tông đồ đã trưởng thành hơn về đức tin và trung tín hơn trong ơn gọi của mình...
Là người Kitô hữu, chúng ta cũng được mời gọi làm học trò của Thầy Giêsu, học và ngày càng trở nên giống Thầy Giêsu. Ở nơi Thầy Giêsu luôn toát ra một sức mạnh và ai đến với Người đều được chữa lành. Xin cho mỗi người trung thành học tập trong trường học của Thầy Giêsu, học tập các nhân đức của Thầy, để từ nơi mỗi người cũng luôn phản chiếu hình ảnh Thầy Giêsu, để những ai đến với học trò của Thầy Giêsu cũng luôn cảm nhận được tình yêu thương và sự an ủi…
Bluefish

Wednesday, August 31, 2011

Community Life

There are different types of communities.
There is the commnity of the family, man and woman united in marriage. Jesus creates a covernant between them. The heart of the man is given to his wife, the heart of the woman is given to her husband. This union is a sacrament, a place where God is truly present. Through the sacrament of marriage, through the promise of God and the love that flows from Him, a man and a woman can continue to love each other until the end of their lives. They are a sign of the love of the Holy Spirit.
This covernant between man and woman in marriage is fruitful. Their fecundity is also a sign of the Holy Spirit. Living as husband and wife, they give life, they communicate love and hope. As parents they are called to serve their children, to help them grow, become free, loving and faithful. Jesus gives to parents a love that is not possessive but liberating, life-giving.
Family life in not always easy. A man can flee relationship in work and distractions. He can become difficult with his wife and children, no longer communicating with them. He becomes less attentive, less loving. A woman can become aggressive. She too can flee relationship in work and can lose a sense of service and love. Thus a wall is built up between them. They need the grace of the Holy Spirit and hearts that are continually being renewed so that their love can deepen and that their union be founded on welcoming and in forgiveness 70x7 times!

Jesus calls some people to live a covenant between them in community life. They belong to one another. They are a sign of God's tenderness and faithfulness. Some are called to live celibacy. They receive this as a gift from Jesus which is a source of life for others.
Jesus invites us to live community. It is a place of healing where people can grow in covenant, commitment to others and openness to the world. There are communities where people live together. There are others where people come together regularly for times of prayers, sharing and service to others.

Community life is not always easy. In the community, there are some people I really like! We have the same sensitivity and see things the same way. We are a source of life and strength for each other. But there are others I just can't stand! We never agree but get on each other's nerves. There is a block between us. We need Jesus and the gift of His Holy Spirit in order to be able to accept and love each person in the way Jesus loves him or her.
Each community, like the Church, is a body. In this body, the weaker, more suffering, more broken ones have a very special place. Jesus continually invites me to serve, especially the poorest, the lowliest, the lonely. In the community, some are called to be like Martha, others like Mary. Martha works hard; she serve Jesus. Mary sits at His feet, listens to Him. Jesus loves both Martha and Mary; both are important. Martha should not get upset with Mary or judge her. They need each other.

Every community is based on trust, trust that it is Jesus who calls us together; trust in one another, that we are all brothers and sisters, that each one has a place and can grow. Yes, Jesus is alive today. I recognise Him in the community of brothers and sisters, in the covenant that binds us together. Communities founded on the love of Jesus open their doors wide to receive the poor and the lonely. Jesus teaches us to give with confidence.
Some people live on prayer. You find them in monasteries but also in prisons and hospitals. Sometimes they are bedridden or in wheelchair, or sometimes they are old, sick and lonely. They have time. All day long, they remain close to the heart of Jesus in prayer and love. They remain quietly there, offering all the pain, violence and injustice of our world. They are like Mary, interceding for the world. Their fecundity is tremendous! They are like hidden springs which irrigate the earth.

Community life need forgiveness. Forgiveness is one the greatest gifts of the Father to humanity. So quickly I can hurt another person: I do not allow him or her to be different. I do not really listen, I just close myself up in my own needs and problems. To forgive means to break down the barrier which separate people. To forgive means to be an instrument of peace. To forgive means to rediscover the covenant that binds us together.
There is such guilt in our hearts. We need forgiveness and a concrete sign of God'd forgiveness. Jesus sends us His priests who tells us: "I forgive you, in the name of the Father, the Son and the Holy Spirit". Jesus invites me to forgive as He forgives. He invites me to become a man or woman of forgiveness. To forgive is to welcome and carry the weakness of another. It is to recognise the covenant that binds us. It is to have a heart full of kindness and compassion. It is to pray for those who reject, persecute and torture.

Celebration is at the heart of community. To celebrate means to give thanks, to express our joy and our trust, because Jesus has freed us from our prison of loneliness. He has come to be with us. He gives us to each other; He creates a covenant between us. We will never again be alone. We belong to a people that is united and loved.
Each meal is meant to be a celebration, a celebration of our covenant. There are special meals on feast days. Jesus tells us that the Kingdom of Heaven is like a wedding feast! Each encounter with another person can be a celebration. We open up our hearts to each other. We live a communion of love with one another. There is a presence of God, a presence of the Holy Trinity.
Jesus invites us to pray in the silence of our hearts. Prayer is an encounter with the Father, the Son and the Holy Spirit. It is the most beautiful of all encounters; it is truly a celebration.

If we are people who pray, if our communities are living, loving close to the poor, we will be witnesses of Jesus in society and at work. We will help break down the barrier that separate countries, peoples, classes. We will become real instruments of peace and reconciliation. We will work toward a better world where all men, women and children, even the smallest and the most helpless, can live their human dignity as children of God in a loving community.
There is hope!

 (I walk with Jesus, Jean Vanier)


Monday, August 29, 2011

Justice

In MW's vision of the Just Soul, she talks about seeing a person in the state of justice. It seemed to her that this is how God created us, before there were any sin. So she thinks of being in this state of justice as being the person God created us to be, the person God called us to be, our true self.
This reminds her about people who were called just. For example, Joseph, Mary'a husband, is called a just man. Another word with the same meaning in English is "righteous". Sometimes this sounds very strict because it means a person who keeps God's law. But God's most important law is love. We can think of these just people simply as good people. Everyone in every religion (or no religion) can look at these people and recognise that they are good (like Mother Theresa). There is an ordinary human goodness that God has given each of us like a seed. We can think about ordinary human virtues that God loves and all good people value - for example: kindness, honesty, generosity, courage, compassion (empathy, feeling for people). These are gifts of God's Spirit even in people who are not Christain.
MW talks about just people and works or acts of justice. People who are truly good, do good. They are active in helping others and making the world a better place. There is no true justice or goodness or holiness that is only nice words or ideas. There must be good actions because God's law of love is at the centre of this kind of goodness and God's love cannot be kept in a box or only in our heart. It must fill out life and go out to other people. This love is more important than any learning.
In years, the Church have developed a deeper understanding of this justice. We now see clearly that justice is about a right relationship with God, a right relationship with ourselves and other people, and a right relationship with all creation. This is the same law of love but it can help us to think about what makes a right relationship.
With other people, for example, a right relationship means that we consider and treat every person as God's loved child. In our life, we always think who is older and more important. But Jesus wants more than that. In His way, there is no different between rich or poor, man or woman, master or slave, Jew or gentile (we could say Catholic or communist), old or young. All have equal value in God's eyes. Even if we accept the idea, it is not easy to live like this, but we know this is the call of Jesus. With much practice and with God's grace, we must learn to see in every person the face of Christ. We must begin with the people we live with and work with.
In another place, MW gave us good advice about how to live like this in our daily life. On the one hand she says we should treat each other with the respect and courtesy (welcome kindly) we would give to an important visitor. And on the other hand, we should treat each other with the affection and understanding and loyalty we would give to a sister or a brother close to us in our family.
St. Ignatius also has good advice for this in the Spiritual Exercises 22. He says that a good Christain will always be more willing to believe that another person intends to be good and to do good, than to believe the opposite. This means that we choose to think (and speak) well about another person rather than thinking or speaking badly about them. In English we can call this "presuming good".
Now the Church teaches us that social justice is an important part of the trandition of Jesus, calling us to be, like Him, on the side of the poor in their struggle. In every country and even in the Church, and in many places in society, we can see that wealth and power and opportunities are not the same for everyone. This is not just. And it is not simple because it is not only about giving some money to the poor. There are structures in society (the way things work, economically, politically, legally, socially ect) which support the people who are already at the top, the rich, powerful, well-educated, and keep others at the bottom (espcially tho poor, women and children). We are part of our society and share in responsibility for this injustice. When we have more that we need and others have less than they need, we are part of the problem. And there are terrible things happening in the world. For example, every two minutes, somewhere in the world a child is sold for sex or died of famine. We must use our gifts, our opportunities, our education to work with others to change some of these things.
Care of the enviromant is also part of social justice. If the world does not have enough clean water of food, the poor will suffer first - this is already happening - and they will suffer the most. Working for peace is part of the same struggle. War causes terrible suffering, and again the poor, the women and children will suffer most.
The struggle for justice is very big and we are very small. We cannot do everything (Jesus didn't) but we can do something. We must do what we can and we must do it well, with God's grace and with great love. We need to work cooperatively with others who are trying to make the world a better place. And like Jesus, we are called to a real concern for the people who are very poor and struggling with many difficulties. We are called to bring hope and also to live hopefully, trusting in God's powerful love, so we don't just get depressed by so many problems. We do our part and trust God for the rest.

M.C.H

Sunday, July 31, 2011

Di dân

Loài chim di trú
Trong buổi gặp mặt hôm nay, tôi nghe trình bày về đề tài “Di dân”. Vấn đề này có lẽ không phải là một vấn đề xa lạ đối với mọi người nữa, và với tôi cũng vậy. Thế nhưng, hôm nay, tôi đã hiểu được rõ hơn, có một cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề này.
Vấn đề di dân diễn ra ở mọi quốc gia trên thế giới, tập trung ở những quốc gia phát triển. Có khoảng hơn 220 triệu người di dân trên thế giới; những người di cư từ quốc gia này đến quốc gia khác, từ thôn quê lên thành phố… Có 4 nguyên nhân chính:
1. Vì kinh tế: Đây là nguyên nhân lớn nhất. Mọi người muốn có một cuộc sống đầy đủ hơn, có một công việc tốt, thu nhập ổn định,…
2. Vì chiến tranh: Những người ở những quốc gia đang có chiến tranh. Họ hầu như bị đẩy ra khỏi quốc gia của họ, nếu không họ có thể bị chết bởi chiến tranh.
3.Vì nạn đói: Trong quá khứ cũng đã từng xảy ra những nạn đói và con người phải rời bỏ quê hương để đi tìm một vùng đất mới, nơi họ có thể tìm được nguồn sống cho bản thân và gia đình. Hiện nay, nạn đói vẫn còn đang diễn ra, đặc biệt ở các nước châu Phi.
4.Vì nạn buôn bán người: Nguyên nhân này tập trung chủ yếu ở các nước Châu Á. Nạn buôn người chủ yếu phục vụ cho vấn đề tính dục, nguồn lao động rẻ, trẻ em làm con nuôi,…
Những người di dân ở các quốc gia đều có thể đối diện với hai chiều hướng khác nhau từ những người bản xứ: Hoặc tiếp nhập hoặc từ chối. Những người di dân được đối xử công bằng trong xã hội với những quyền lợi của một người công dân, hoặc họ có thể bị đối xử như “loài vật”, không có quyền lợi nào hay nhân quyền rất thấp. Một phần của xu hướng từ chối tiếp nhận những người di dân vào quốc gia của họ là vì có những người bản xứ phân biệt chủng tộc, sợ bị mất việc, mất nguồn thu nhập của họ, hay thậm chí họ sợ bị lây nhiễm một căn bệnh nào đó từ các quốc gia kém phát triển,…
Thầy Giêsu cũng là một người di dân. Thầy Giêsu rời bỏ ngôi vị của một Thiên Chúa, rời bỏ Cha mình và đến với con người, ở cùng con người. Trong cuộc đời trần thế, Người cũng cùng cha mẹ Người di chuyển nhiều nơi. Thời gian rao giảng, Người cũng đi qua nhiều vùng miền. Người đi qua cái chết và đến với vinh quang Phục Sinh. Thầy Giêsu đã không ngừng di chuyển và nguyên nhân chính của Người là vì tình yêu, Người muốn cứu chuộc con người. Người đã bao lần bị từ chối khi đến với con người nhưng Người chưa một lần từ chối bất kì ai đến với Người: đón nhận Phêrô yếu đuối, đón nhận Matthêu người thu thuế, đón nhận Giuđa kẻ phản bội, đón nhận Tôma kẻ cứng lòng tin, Người đi qua các làng mạc, đón nhận và cứu chữa những người đau khổ, tội lỗi, tật nguyền,…
Tôi cũng là một người di dân. Tôi đến thành phố này từ một vùng quê để học tập, để làm việc. Hiện nay, tôi có đầy đủ điều kiện ở đây để có một cuộc sống tốt. Theo tôi biết, trên đất Sàigòn này, có hơn 70% dân số là người di dân. Có những người đã ổn định cuộc sống. Có những người chỉ mới bắt đầu khởi nghiệp. Thành công có, nhưng cũng không thiếu những con người bị chối bỏ hay bị đối xử bất công. Họ đã được đón nhận theo tinh thần của Thầy Giêsu?
Bluefish

Saturday, July 30, 2011

Tự do

Tôi đi thay pin đồng hồ. Trong lúc ngồi chờ, tôi nói chuyện một bác chạy xe ôm lớn tuổi ngồi gần đó. Nhìn đường phố tập nập người qua kẻ lại. Mỗi người một vẻ, rất khác nhau. Chợt bác nói: “Con thấy mọi người có điểm chung gì không?” Tôi chưa hiểu ý bác nên tỏ vẻ ngạc nhiên.
Bác nói: “Mình đang sống trong thời bình nhưng nhìn những người qua lại, bác vẫn thấy mỗi người đều làm nô lệ cho ít nhất một điều gì đó, không ai tự do hoàn toàn. Nhìn gương mặt họ ta sẽ thấy. Trong cuộc sống, không ai tránh khỏi việc lệ thuộc, nhưng ta có được tự do hay không là do ta chọn mình lệ thuộc vào điều gì.”
...
Hè. Tôi tìm cho mình một thời gian nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi thật sự thì chỉ có thể nghỉ ngơi trong Chúa. Tạm gác mọi lo lắng công việc, học tập qua một bên, tôi đi linh thao cùng mấy người bạn. Im lặng cầu nguyện, chia sẻ trong bình an, trong những lời cầu nguyện... Những lời bác xe ôm hôm nào cũng đi vào những giờ cầu nguyện của tôi và tôi có thời gian nhìn lại mình đã chọn điều gì để lệ thuộc vào. Tôi lệ thuộc vào nhiều thứ quá và chúng làm tôi cảm thấy mệt mỏi, đôi khi tôi cảm thấy kiệt sức... Tôi đi tìm nguyên nhân và có được lời giải đáp cho bản thân: càng đòi hỏi ít ở bản thân, tôi càng được tự do; càng đòi hỏi ít ở tha nhân, tôi càng được tự do. Chúa Giêsu nói: “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.” (Mt 5, 3). Tinh thần tự nguyện trở nên nghèo hèn dẫn tôi đến tự do trong nước Thiên Chúa... Tôi nghe bên học viện, các thầy dòng đang ngân nga tiếng hát và tôi cảm thấy họ đang tự do thật sự...

Chỉ mong Ngài lấy đi,
Mong chẳng còn gì thuộc về con,
Mong chẳng còn gì là của con.
Để con được trắng tay,
Con chỉ còn Ngài để giữ lấy,
Con được chọn Chúa mãi là của con.
Chỉ mong Ngài xóa đi,
Mong chẳng còn gì để chiếm hữu,
Mong chẳng còn gì để ràng buộc con.
Để con được ngước lên,
Con tìm được Ngài là chân lý,
Con được cùng Chúa đồng hành luôn.
Chỉ mong Ngài cất đi,
Mong chẳng còn gì để nắm giữ,
Mong chẳng còn gì để mà tự tôn.
Để con chỉ biết yêu,
Yêu một mình Ngài trọn đời con,
Con nhìn nhận Chúa chính nguồn tình yêu.
...
Tôi trở lại cuộc sống đời thường và bắt đầu hành trình tìm tự do cho tôi trong những tương quan hằng ngày của cuộc sống... Tôi tin mình sẽ gặp khi tôi có Thầy Giêsu cùng đồng hành.

Bluefish


Sunday, June 26, 2011

Chia sẻ

Ngày nhỏ, trước ngày Rước Lễ lần đầu, tôi được nghe kể một câu chuyện về một người đàn ông đã tìm nhiều cách để có thể hiểu được tại sao Chúa Giêsu lại có thể là chính những tấm bánh nhỏ sau khi vị linh mục đọc lời truyền phép.
Trong trí hiểu của một đứa trẻ, tôi cũng có thắc mắc như người đàn ông trong câu chuyện và tôi nghĩ các bạn tôi cũng vậy. Những tấm bánh nhỏ kia là chính Chúa Giêsu đó sao? Tôi rước những tấm bánh là rước chính Chúa Giêsu vào lòng? Làm sao cùng một lúc Chúa Giêsu có thể là tấm bánh tôi rước và tấm bánh những người bạn của tôi rước hay rất nhiều người lên rước lễ đều là rước chính Chúa Giêsu?... Tin vào Bí tích, tin vào những gì được dạy. Vâng, tôi đã tin rằng tôi sẽ rước Chúa Giêsu vào lòng tôi. Thế nhưng, suy nghĩ của một đứa trẻ trong tôi cũng luôn có những câu hỏi "tại sao?" và tôi đã tìm được lời giải đáp khi nghe vị linh mục trong câu chuyện trả lời thắc mắc của người đàn ông:
- Vị linh mục: Anh thắc mắc sau khi vị chủ tế truyền phép, từ một tấm bánh đã trở nên chính Mình Máu Thánh Đức Giêsu, được bẻ ra và mọi người đều được Đức Giêsu ngự vào lòng?
- Người đàn ông: Vâng. Làm sao có thể hiểu được?
Vị linh mục đưa người đàn ông một chiếc gương và nói:
- Anh hãy nhìn vào chiếc gương đi và cho tôi biết anh thấy gì?
Người đàn ông nhìn vào chiếc gương và trả lời:
- Tôi thấy gương mặt của tôi.
Vị linh mục cầm lại chiếc gương và đột nhiên ném mạnh xuống đất, chiếc gương vỡ vụn thành nhiều mảnh trước sự sững sờ của người đàn ông. Ông ta chưa hiểu tại sao vị linh mục lại có hành động như thế. Vị linh mục nhặt một mảnh gương nhỏ lên và đưa cho người đàn ông.
- Anh hãy nhìn vào mảnh gương này đi và cho tôi biết anh thấy gì.
- Tôi thấy gương mặt của tôi trong mảnh gương.
- Thế còn mảnh gương này thì sao?
- Tôi cũng thấy gương mặt của tôi trong đó.
Cứ thế, hết mảnh này đến mảnh khác, vị linh mục chỉ hỏi "Anh thấy gì trong mảnh gương?" và rồi người đàn ông dần dần nhận ra: Chiếc gương nguyên vẹn phản chiếu hình ảnh của ông ta, những mảnh gương vỡ vụn cũng có thể phản chiếu hình ảnh của ông ta. Lòng ông ngập tràn vui sướng khi nghe vị linh mục nói với ông:
- Anh đã hiểu rồi đó. Như chiếc gương bể thành nhiều mảnh, một tấm bánh được bẻ ra và được trao ban. Chính Đức Giêsu Kitô là tấm bánh đã được bẻ ra và trao ban cho tất cả mọi người. Khi đón nhận Đức Kitô vào lòng, anh sẽ được hiệp nhất với Người, trở nên giống Người. Anh cũng có thể "bẻ" chính mình ra, chia sẻ với mọi người xung quanh...
Hôm này mừng lễ Kính Mình Máu Thánh Chúa, tôi cảm nhận một từ: chia sẻ. Chúa Giêsu đã "bẻ" mình ra, Người đã chia sẻ chính Người để tất cả con người đều được cứu độ, được sống trong niềm vui làm con Thiên Chúa. Để trở nên giống Chúa, tôi có thể chia sẻ với mọi người như thế nào? Có rất nhiều điều trong cuộc sống tôi có thể chia sẻ với mọi người xung quanh, không cần phải là những điều lớn lao nhưng là những điều rất bình thường mà nhiều khi tôi không nghĩ đến: một nụ cười, một câu hỏi thăm, một lời động viên, một hành động như lấy giúp bạn một ly nước hay cất đồ giúp bạn khi trời mưa.v.v... Khi tôi nghĩ đến lợi ích, niềm vui của người khác là tôi đã chia sẻ rồi, tôi đã "bẻ" chính mình để đến với mọi người.
Những cảm nghiệm trên sẽ chỉ là cảm nghiệm và chúng nằm yên trong tâm trí tôi nếu tôi không đưa vào thực hành trong cuộc sống. Chắc chắn rằng sẽ không dễ dàng cho tôi khi tôi chọn lựa chịu thua thiệt, phải từ bỏ chính mình, đặt lợi ích của người khác lên trên lợi ích của chính mình.
Mẹ Maria năm xưa khi nghe tin người chị họ Elizabeth đang mang thai, Mẹ đã không đắn đo suy tính mà lên đường ngay để giúp người chị họ đang mang thai trong lúc tuổi già. Mẹ không nghĩ đến sự mệt mỏi của mình nhưng chỉ nghĩ đến niềm vui được chia sẻ với người chị họ và giúp đỡ chị họ trong những ngày khó khăn. Niềm vui được nhân lên nhiều hơn khi Mẹ đem chính Con Thiên Chúa đến để chia sẻ...
Nhìn vào tấm gương của Mẹ Maria, tôi sẽ có sự động viên để thực hiện và tôi chúc bạn cũng sẽ thực hiện được những điều tốt đẹp trong cuộc sống khi bạn đem Chúa đến để chia sẻ...
Bluefish



Saturday, June 18, 2011

Mạc khải mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi

 Tìm hiểu về Thiên Chúa Ba Ngôi luôn là câu hỏi lớn cho nhân loại. Con người không thể nói hết về Thiên Chúa Ba Ngôi vì đó mà một mầu nhiệm. Mầu nhiệm này được khai mở một cách rõ nét hơn qua kinh nghiệm đời sống tại thế, qua lời và hành động của Đức Giêsu nhờ ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần. Mạc khải tình yêu cho nhân loại đã được Thiên Chúa chuẩn bị qua dòng lịch sử dân It-ra-en được ghi chép lại trong Kinh Thánh dưới sự linh hướng của Chúa Thánh Thần.
Giáo lý về Thiên Chúa Ba Ngôi thường được diễn đạt: “Một Thiên Chúa, ba Ngôi vị”. Trong niềm tin Kitô giáo, Thiên Chúa Ba Ngôi được khẳng định trong Kinh Tin Kính. Thiên Chúa Ba Ngôi thường được liên tưởng đến hình ảnh của một tam giác đều hay một vòng tròn của một điệu nhảy luôn thay đổi vị trí cho nhau nhưng không tách rời nhau…  
1.      Các khái niệm:
Mầu nhiệm (mysterion – Hy Lạp): điều bí mật, một bí ẩn của Thiên Chúa mà trí khôn loài người không thể hiểu được trừ khi được mạc khải.
Thiên Chúa Ba Ngôi: Theo giáo lý hỏi thưa đơn giản được học từ nhỏ.
Hỏi: Có mấy đức Chúa Trời?
Thưa: Có một Đức Chúa Trời mà thôi.
Hỏi: Đức Chúa Trời có mấy Ngôi?
Thưa: Đức Chúa Trời có Ba Ngôi: Ngôi thứ nhất là Cha, Ngôi thứ hai là Con, Ngôi thứ ba là Thánh Thần.
Định nghĩa về Thiên Chúa Ba Ngôi, không ai có thể định nghĩa, nói hết được về Thiên Chúa Ba Ngôi. Đó là một mầu nhiệm mà con người có những hạn chế về ngôn ngữ, về suy tư… không thể diễn giải hết được. “Đây nhiệm tích vô cùng cao quý, nào chúng ta phục bái tôn thờ, và dấu tích ngàn xưa lưu kí, phải kính nhường nghi lễ mới đây. Ta hãy lấy đức tin bù lại, nếu giác quan không cảm thấy gì.” (Đây Nhiệm Tích – Kim Long). Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi bao trùm toàn bộ đời sống đức tin của người Kitô hữu, là trọng tâm niềm tin của Kitô giáo. Thiên Chúa Ba Ngôi được mạc khải qua Chúa Giêsu về Thiên Chúa là Cha, nhờ sự hiệp thông của Chúa Thánh Thần.
Mạc khải là gì? Theo ấn bản điện tử Giáo lý Công giáo của Giáo phận Vĩnh Long, mạc khải là việc Thiên Chúa tỏ bày cho con người biết Thiên Chúa là ai và Người muốn gì. Nhờ đó con người có thể đến với Thiên Chúa và hiệp thông với Người.
Mục đích của mạc khải là để gặp gỡ. Thiên Chúa muốn làm bạn với con người. Thiên Chúa muốn đến với con người, gặp gỡ con người. Con người là đối tượng tình yêu của Thiên Chúa. Vì yêu, Thiên Chúa đã nâng con người lên ngang hàng với Người, thánh hóa con người được trở nên giống hình ảnh của Người và mạc khải cho con người biết về Người qua Đức Giêsu Kitô. http://catholicvideo.org/Media/mackhai-pdf.pdf
2.      Mạc khải Kitô giáo: Trong giáo lý Kitô giáo, mạc khải là chân lý đức tin, là Lời của Thiên Chúa duy nhất – Thiên Chúa Ba Ngôi – Cha, Con và Thánh Thần - nói với nhân loại hữu hình qua vũ trụ, qua lịch sử cứu độ được ghi chép trong Kinh Thánh, qua Đức Giêsu Kitô – Đấng trung gian giữa Thiên Chúa và con người bằng những lời rao giảng và hoàn tất công trình cứu độ nhân loại.
Qua vũ trụ và các tạo vật: Ngày nay, con người vẫn luôn cố gắng tìm hiểu những điều bí mật về nguồn gốc của vũ trụ, về sự xuất hiện của con người từ vượn người tối cổ. Quay ngược dòng thời gian, biết bao nhà khao học đã tốn bao công sức để chứng minh, để tìm hiểu… đi đến tận cùng của thời điểm xa xưa nhất của vũ trụ, nhưng vẫn không thể chứng minh được trước những sự chuyển biến, sự hình thành, trong vũ trụ đã có những gì? Với những giới hạn của mình, con người không thể hiểu hết được những cái bao la vô cùng của vũ trụ. 
Trong niềm tin Kitô giáo, theo Thánh Kinh ghi chép lại trong sách Sáng thế (St 1): Thiên Chúa sáng tạo trời đất trong 6 ngày: Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ từ hư vô. Thiên Chúa tạo dựng muôn loài muôn vật bằng Lời quyền năng của Người. Thiên Chúa thổi Thần Khí của Người để ban sự sống cho con người. Thiên Chúa tạo dựng con người giống hình ảnh Người, tức là ban cho họ trí khôn, khả năng biết chia sẻ tình yêu của Người và ban cho họ quyền cai quản vạn vật trong vũ trụ. Thiên Chúa thấy mọi sự đã làm quả là tốt đẹp. Thiên Chúa chúc lành cho vạn vật.
“Hãy đếm tinh tú trên trời mà biết ơn Người cho đời, và xem cát biển để hiểu Người thương ta. Người thương ta muôn ngàn năm rất xa, thuở muôn loài chưa thành trong cõi đời, chính Người mở cho ta đất trời biển bao la.” (Cát Biển Sao Trời – Phanxicô)
v     Qua lịch sử cứu độ trong Kinh Thánh Cựu Ước:
Thiên Chúa mạc khải cho Môisen: ‘Thiên sứ của ĐỨC CHÚA hiện ra với ông trong đám lửa từ giữa bụi cây. Ông Mô-sê nhìn thì thấy bụi cây cháy bừng, nhưng bụi cây không bị thiêu rụi. Ông tự bảo: "Mình phải lại xem cảnh tượng kỳ lạ này mới được: vì sao bụi cây lại không cháy rụi? " ĐỨC CHÚA thấy ông lại xem, thì từ giữa bụi cây Thiên Chúa gọi ông: "Mô-sê! Mô-sê! " Ông thưa: "Dạ, tôi đây! " Người phán: "Chớ lại gần! Cởi dép ở chân ra, vì nơi ngươi đang đứng là đất thánh." Người lại phán: "Ta là Thiên Chúa của cha ngươi, Thiên Chúa của Áp-ra-ham, Thiên Chúa của I-xa-ác, Thiên Chúa của Gia-cóp." Ông Mô-sê che mặt đi, vì sợ nhìn phải Thiên Chúa.’(Xh 3, 2 – 6)
"Chớ lại gần! Cởi dép ở chân ra, vì nơi ngươi đang đứng là đất thánh.": Nơi Thiên Chúa ở là đất thánh, Thiên Chúa là Đấng thánh, là Thiên Chúa quyền năng, sống động, luôn quan tâm và yêu thương con người. Thiên Chúa mời gọi Môisen vào sứ vụ dẫn dân ra khỏi thân phận đau khổ. Vì thế, ông Môisen là người đại diện cho Thiên Chúa trong Cựu Ước dẫn dắt dân thoát khỏi ách nô lệ. Thiên Chúa đã mạc khải cho Môisen biết Người là ai: "Ta là Thiên Chúa của cha ngươi, Thiên Chúa của Áp-ra-ham, Thiên Chúa của I-xa-ác, Thiên Chúa của Gia-cóp." , “Ta là Đấng Hiện hữu” (Xh 3, 14).
Ông Mô-sê che mặt đi, vì sợ nhìn phải Thiên Chúa: Ông Môisen đã được Thiên Chúa mời gọi đi vào trong tương giao với Thiên Chúa. Thế nhưng, ông vẫn là một con người, một loài thụ tạo, nên vẫn còn khoảng cách giữa ông với Thiên Chúa, giữa con người thụ tạo với Đấng tạo dựng. Thiên Chúa là Đấng siêu việt, vượt lên trên mọi lối suy nghĩ, lối nhìn của con người. Con người không thể nhìn thấy Thiên Chúa, không thể hiểu hết về Thiên Chúa. Con người chỉ có thể biết về Thiên Chúa qua Đức Giêsu Kitô, Đấng đã xuống thế làm người, sống giữa con người. Chính Đức Giêsu Kitô là nhịp cầu nối giữa con Người với Thiên Chúa: “Không ai có thể đến với Cha mà không qua Thầy”.
v     Qua Đức Giêsu Kitô:
Không ai sống mà không có các mối tương giao với người khác. Không ai có thể chỉ sống hoàn toàn cho mình, mà cũng không ai có thể tự mình mà sống được. Con người chỉ có thể hiểu chính mình khi con người có những mối tương giao với người khác. Là những loài thụ tạo, con người không thể sống thiếu Thiên Chúa. Từ những khát vọng tìm kiếm sự tương giao, tìm kiếm nơi an toàn nhất để nương náu, con người đi tìm Thiên Chúa, con người tin vào Thiên Chúa – một Đấng đầy quyền năng, siêu việt, vượt trên mọi loài thụ tạo và đầy tình yêu thương.
Trong tương giao với con người, Thiên Chúa mạc khải chính mình trong lịch sử qua chính Con của Người là Đức Giêsu. Thiên Chúa bày tỏ bản chất của Người qua Ngôi Lời và hành vi cứu độ. Qua kinh nghiệm của Đức Kitô, qua đời sống của Đức Kitô, con người nhận biết Thiên Chúa là Cha, gặp gỡ Thiên Chúa Cha qua Chúa Con và nhờ Chúa Thánh Thần.
Niềm tin độc thần – chỉ có một Thiên Chúa – cho con người nhận biết cuộc sống con người trở nên trọn vẹn trong tương quan với Chúa Con để đến với Chúa Cha. Chính Đức Giêsu đã đến trong thế gian để trở thành con đường dẫn lối cho con người tìm gặp Thiên Chúa Cha. Trong tương quan đặc biệt duy nhất ấy, Đức Giêsu là sứ giả của Thiên Chúa, được Thiên Chúa sai đến. Thiên Chúa đã chứng thực, đóng dấu cho Người và đổ Thần Khí trên Người. Thiên Chúa ở trong Người, ở với lời nói và hành động của Người. Đức Giêsu là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình: “Ta và Cha Ta là một” (Ga 10, 30).
3.          Danh xưng và bản tính của Thiên Chúa:
Danh xưng là tên gọi một người hay được dùng để chỉ vị trí của một người trong xã hội. Tên gọi đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp. Hơn thế nữa, tên gọi diễn tả tình yêu và hy vọng, thể hiện phần tính cách, bản tính của đối tượng được gọi tên. Muốn biết ai, trước hết phải biết tên người đó. Biết tên Thiên Chúa là khởi đầu biết về Thiên Chúa.
Người lại phán: "Ta là Thiên Chúa của cha ngươi, Thiên Chúa của Áp-ra-ham, Thiên Chúa của I-xa-ác, Thiên Chúa của Gia-cóp” (Xh 3, 6). Vị Thiên Chúa mà Abraham, Isaac và Jacob tôn thờ là thần El-Shaddai. Shaddai có nghĩa là đá. Thần El-Shaddai là vị thần của đá (El of the Rock). Khi ca hát để chúc tụng Thiên Chúa El, họ gọi Ngài là Eloa. Dân Sumerians tôn thờ thần El từ khoảng năm 5500 TCN, tức trước khi có đế quốc Babylon. Tiếng Semitic (Do Thái) gọi EL là Elim. Elim là danh từ số ít, Elohim là danh từ số nhiều nhưng lại nghĩa là MỘT (Elohim is one) vì Elohim bao hàm ý nghĩa thần El là vị thần của tất cả mọi sự (The All-God). Thần El là Toàn Thể (The one who is All) gần tương tự như Toàn Năng (The Almighty-The Absolute Power). Thần El là vị thần chân thực của các thần (The one true God of gods) là vị thần được mọi người gọi bằng nhiều tên khác nhau nhưng sự thực chỉ là một (many names of the one true God). Thần El là tổng thể của mọi sự thiêng liêng (The totality of the Divine). (Thiên Chúa Elohim của Đạo Do Thái Nguyên thủy - Charlie Nguyễn )
Thiên Chúa mạc khải Người là ai trước khi Người thực hiện một điều gì. Gia Vê trong biến cố Xuất hành là Đấng hiện có: “Ta là Đấng Hiện Hữu” (Xh 3, 14), là Thiên Chúa của tình yêu, của lòng bao dung và đầy nhân nghĩa tín thành, là Đấng giải thoát muôn dân: “Ta là Đức Chúa, Thiên Chúa của người, đã đưa ngươi ra khỏi đất Ai Cập, khỏi cảnh nô lệ” (Xh 20, 2). Giavê là Thiên Chúa ở cùng dân, giải thoát dân ra khỏi Ai cập và đưa dân vào Ðất Hứa chảy sữa và mật ong.
4.      Ưu phẩm của Thiên Chúa:
Thiên Chúa là Thiên Chúa duy nhất, tự mình mà có, ngoài Thiên Chúa ra không còn một Thiên Chúa nào khác: “Nghe đây, hỡi It-ra-en! Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất.” (Đnl 6, 4)
Thiên Chúa là Đấng siêu việt, hiện diện khắp nơi, gẫn gũi con người, quan tâm và chăm sóc con người: (Tv 139, 1 – 6)
Lạy Chúa, Ngài dò xét con và Ngài biết rõ,
Biết cả khi con đứng con ngồi.
Con nghĩ tưởng gì, Ngài thấu suốt từ xa,
Đi lại hay nghỉ ngơi, Chúa đều xem xét,
Mọi nẻo đường con đi, Ngài quen thuộc cả.
Miệng lưỡi con chưa thốt nên lời,
Thì lạy Chúa, Ngài đã am tường hết.
Ngài bao bọc con cả sau lẫn trước,
Bàn tay của Ngài, Ngài đặt lên con.
Kỳ diệu thay, tri thức siêu phàm,
Quá cao vời, con chẳng sao vươn tới!
Thiên Chúa là Đấng tuyệt hảo, đầy quyền năng và khôn ngoan, giàu lòng thương xót và nghiêm minh chính trực: (Tv 145, 3 – 12)
Chúa thật cao cả, xứng muôn lời ca tụng.
Người cao cả khôn dò khôn thấu.
Đời nọ tới đời kia, thiên hạ đề cao sự nghiệp Chúa
Và truyền tụng những chiến công của Ngài,
Tuyên bố Ngài oai phong vinh hiển,
Kể lại rằng: Ngài thực hiện những kỳ công,
Bảo cho nhau: sức mạnh Ngài đáng sợ,
Loan truyền rằng: Ngài cao cả lắm thay!
Nhắc nhở luôn: Ngài nhân ái vô cùng,
Hoan hô Ngài công chính.
Chúa là Đấng từ bi nhân hậu,
Người chậm giận và giàu tình thương.
Chúa nhân ái đối với mọi người,
Tỏ lòng nhân hậu với muôn loài Chúa đã dựng nên.
Lạy Chúa, muôn loài Chúa dựng nên phải dâng lời tán tạ,
Kẻ hiếu trung phải chúc tụng Ngài,
Nói lên rằng: triều đại Ngài vinh hiển,
Xưng tụng Ngài là Đấng quyền năng,
Để nhân loại được tường những chiến công của Chúa,
Và được biết triều đại Ngài rực rỡ vinh quang.
Thiên Chúa là Đấng thánh: (Is 6,3)
"Thánh! Thánh! Chí Thánh!
Đức Chúa các đạo binh là Đấng Thánh!
Cả mặt đất rạng ngời vinh quang Chúa! "
Thiên Chúa là Thiên Chúa tình yêu, là vị Mục Tử nhân lành: “Như mục tử, Chúa chăn giữ đoàn chiên của Chúa, tập trung cả đoàn dưới cánh tay. Lũ chiên con, Người ấp ủ vào lòng, bầy chiên mẹ, cũng tận tình dẫn dắt”. (Is 40, 11)
Thiên Chúa là Đấng vĩnh cửu, là đầu và là cùng đích. Tất cả sẽ mất đi nhưng Thiên Chúa tình yêu là bất tử. Thiên Chúa là không gian và thời gian từ muôn thuở cho đến muôn đời.
5.      Tình phụ tử của Thiên Chúa:
Abba, tiếng gọi “cha ơi” của trẻ Do Thái. Một tiếng gọi quá đỗi thân tình, gần gũi, chân tình, đầy tình yêu mến, tin tưởng, cậy trông.
Trong Cựu Ước, dân không dám gọi Thiên Chúa là “Abba – Cha ơi”, nhưng chỉ có những tập thể gọi Thiên Chúa là “Abihenu – Cha của chúng con”. Mặc dù vậy, Thiên Chúa từ muôn đời vẫn là Người Cha nhân hậu và trung tín của dân It-ra-en, một dân được Thiên Chúa tuyển chọn làm dân riêng của Người, được Người thánh hiến và lập giao ước với dân: ‘Đức Chúa phán thế này: “Con đầu lòng của Ta là It-ra-en”. (Xh 4, 22).
Trong Tân Ước, tiếng “Abba – Cha ơi” của Chúa Giêsu diễn tả tâm tình của Người đối với Thiên Chúa Cha. Người gọi Thiên Chúa là Cha: người Cha của tình yêu thương, của lòng từ bi và nhân hậu, người Cha mà Người hằng gắn bó, hết mực yêu thương và vâng phục, người Cha luôn ở trong Người và Người luôn ở trong Cha. Trong mối tình Cha – Con thể hiện một tình yêu trao ban trọn vẹn. Thiên Chúa yêu thương Con mình nên đã trao chính người Con duy nhất cho đối tượng tình yêu của Người là nhân loại. Chúa Con yêu Cha đến nỗi chấp nhận thân phận làm con người để thực thi ý nguyện của Cha một cách trọn vẹn, tuyệt hảo. Nhờ vai trò của Chúa Con là Đức Giêsu Kitô, con người được sống trong tình phụ tử với Thiên Chúa, được gọi Thiên Chúa là Cha qua lời kinh mà chính Đức Giêsu, người Con Một của Thiên Chúa đã dạy: “Lạy Cha chúng con ở trên trời…”. Con người được sống trong tâm tình con thảo, đơn sơ và phó thác nơi Thiên Chúa Cha. Tình yêu Thiên Chúa Cha dành cho con người là tình yêu của người Cha luôn chờ đợi, yêu thương, tha thứ và hy vọng trông ngóng “những đứa con hoang đàng” trở về cùng Cha.
6.      Thần Khí
Thần Khí là mối dây liên kết tình yêu giữa Chúa Cha và Chúa Con. Thiên Chúa Ba Ngôi chính là Thiên Chúa tình yêu; tình yêu giữa Cha – Con qua Thánh Thần. Con người chỉ có thể hiểu được mầu nhiện Thiên Chúa Ba Ngôi trong bối cảnh của tình yêu. Tình yêu chia sẻ sự sống. Tình yêu thánh hóa, biến đổi con người trở thành người mới. Tình yêu quy tụ con người liên kết, hiệp thông với nhau. 
Chúa Thánh Thần là Đấng thánh hóa: Chúa Thánh Thần không ngừng canh tân, đổi mới con người, làm cho con người được trở nên giống Chúa Kitô hơn. Mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa là mầu nhiệm thánh hóa: cho con người có sự sống, tạo dựng con người giống hình ảnh Thiên Chúa, cho con người trở thành con của Thiên Chúa Cha, làm bạn với Chúa Con nhờ Chúa Thánh Thần.
Chúa Thánh Thần là Đấng qui tụ, hiệp nhất trong yêu thương: Chúa Thánh Thần là nhịp cầu tình yêu giữa Chúa Cha và Chúa Con. Chúa Thánh Thần qui tụ mọi người từ khắp nơi về một mối, hiệp nhất với nhau trong Giáo Hội. Giáo Hội không phải là một nhóm người cô đơn nhưng là anh chị em trong một gia đình có Thiên Chúa là Cha. Mầu nhiệm của Ba Ngôi Thiên Chúa là mầu nhiệm hiệp nhất, tương giao tình yêu không thể tách rời.
v     Các hình ảnh về Chúa Thánh Thần:
Gió: Gió nhẹ nhàng, thanh mát. Gió xoa dịu nỗi đau, làm vơi đi những ưu phiền. Gió là sự tự do, là hy vọng hướng tới tương lai. Gió tồn tại bằng sự cho đi, chỉ khi cho đi gió mới tồn tại. Không ai nhìn thấy gió mà chỉ cảm nhận được gió. Chúa Thánh Thần là ngọn gió siêu nhiên, ngọn gió Thần Khí đưa con người đi vào tương quan tình yêu với Thiên Chúa. Cuộc đời con người như một con thuyền giữa biển cả. Gió bão sẽ tàn phá thuyền, nhưng ngọn gió của Thần Khí sẽ đưa thuyền đến bến bình an.
Hơi Thở: Con người có sự sống là nhờ hơi thở. Thiên Chúa đã ban cho con người sự sống bằng cách thổi hơi, thổi Thần Khí cho con người. Con người trở nên khỏe mạnh, hoạt bát, tự tin nhờ tinh thần thoải mái, nhịp thở ổn định. Con người cảm nghiệm được sự bình an trong tâm hồn khi có Chúa Thánh Thần tác động. Mất đi hơi thở, con người đi vào cõi chết. Mất đi Thần Khí, con người đang xa rời Thiên Chúa.
Lửa: là nguồn ấm áp và sáng soi. Chính Chúa Giêsu đã phán: “Tôi đã đến để đốt lửa trên thế gian; và Tôi còn mong gì hơn là nó được bùng sáng lên!” (Lc.12:49). Lửa được thắp lên để soi sáng, để qui tụ mọi người hướng về một mối. Trước khi về trời, Chúa Giêsu đã ban Chúa Thánh Thần cho các tông đồ. Chúa Thánh Thần là Ngọn Lửa Mới đốt nóng lên ngọn lửa đầy nhiệt huyết dấn thân, soi sáng, ban ơn khôn ngoan cho các tông đồ ra đi rao giảng Tin Mừng. Chúa Thánh Thần là Ngọn Lửa Mới quy tụ muôn dân lại. Chúa Thánh Thần là Ngọn Lửa Mới xua tan mọi sợ hãi, mang lại niềm vui cho muôn dân quy tụ nhảy mừng bên ngọn lửa thiêng.
Lời kết
Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi không thể diễn đạt được với những ngôn ngữ, tư duy giới hạn của con người. Con người chỉ có thể hiểu được mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi bằng niềm tin và tình yêu của mình đối với Thiên Chúa qua Chúa Giêsu, Đấng đã đến thế gian và ở trong thế gian, và nhờ sự thánh hóa, soi sáng của Chúa Thánh Thần. Thiên Chúa Ba Ngôi là sự sống trong mối tương giao tình yêu. Ba Ngôi Thiên Chúa đều có 3 chức năng: Chúa Cha là Đấng tạo dựng con người, ở trên con người và bảo vệ con người. Chúa Con là bạn đồng hành với con người, ở với con người và cứu chuộc con người. Chúa Thánh Thần là Đấng thánh hóa con người, ở trong con người, soi sáng và dẫn dắt con người tìm về Thiên Chúa tình yêu.
Kinh Thánh là bức thư tình mà Thiên Chúa gửi đến cho con người, đối tượng tình yêu của Thiên Chúa. Thiên Chúa Ba Ngôi là Thiên Chúa tình yêu hôm qua, hôm may và mãi mãi.
Bluefish